Home Kiến thức Thuế là gì? Đặc điểm, vai trò của thuế và các loại...

Thuế là gì? Đặc điểm, vai trò của thuế và các loại thuế hiện hành

94559
thue la gi
Thuế là khoản đóng góp có tính chất bắt buộc từ các cá nhân và pháp nhân cho Nhà nước với mức độ và thời hạn khác nhau được pháp luật quy định, phục vụ cho mục đích chi tiêu và hình thành ngân sách của nhà nước. Vậy cụ thể thuế là gì? Thuế có những đặc điểm và tác dụng gì? Hãy cùng xem bài viết này của MISA MeInvoice
thue la gi

1. Tổng quan về thuế

Khái niệm thuế là gì?

Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”.

Ví dụ về thuế: Khi người dân đi ăn ở các nhà hàng hay mua hàng hóa ở siêu thị, trung tâm thương mại,… thì khi nhận hóa đơn sẽ thường có một dòng ghi thuế VAT 10% đây chính là một khoản thuế được thu từ người dùng.

Đặc điểm của thuế

Thuế là khoản đóng góp có tính chất bắt buộc vào Ngân sách nhà nước. Cụ thể dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của thuế:

  • Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
  • Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,…).
  • Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.
Một số thuật ngữ về thuế cần nắm rõ
Thuật ngữ Định nghĩa
Thanh tra thuế Là những hoạt động kiểm tra hồ sơ khai thuế của tổ chức, doanh nghiệp trên cơ sở nguyên tắc được quy định tại pháp luật.
Đăng ký thuế Là việc người nộp thuế thực hiện kê khai với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan đăng ký giấy phép kinh doanh các thông tin định danh của mình.
Khấu trừ thuế Là việc người nộp thuế không trực tiếp phải đi nộp thuế mà sẽ được khấu trừ trực tiếp vào thu nhập hoặc chi phí mua hàng.
Thuế suất Là mức thuế cần phải nộp trên đơn vị xác định giá trị của mức thuế phải đóng đối với một đối tượng phải chịu thuế.
Báo cáo thuế Là một nhiệm vụ của bộ phận kế toán của công ty cần phải thực hiện theo thời gian nhất định.
Thuế phụ thu surcharge Khi thực hiện vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu quốc tế, ngoài những khoản chính phí thì cần phải đóng các loại thuế phụ thu surcharge.

2. Vai trò của thuế

Thuế là công cụ để Nhà nước điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô như: kiểm soát lạm phát, cân bằng ngân sách, ổn định chu kỳ kinh doanh… cũng như điều chỉnh sự phân bổ hiệu quả của các nguồn lực trong nền kinh tế, kích thích hoặc ngăn chặn sự phát triển của một số ngành hàng hoặc một số loại hàng hoá. Cụ thể dưới đây là vai trò của thuế đối với nền kinh tế và người dân.

Đối với nền kinh tế

Thuế được dùng để làm nguồn thu vào ngân sách nhà nước, đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Cụ thể:

  • Điều tiết chu kỳ kinh doanh, phân bổ nguồn lực kinh tế hiệu quả giúp nền kinh tế phát triển ổn định. Ví dụ:
    • Khi nền kinh tế bị khủng hoảng hoặc suy thoái: Nhà nước sẽ thực hiện các chính sách giảm thuế nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng và đầu tư để nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng nhanh chóng.
    • Khi nền kinh tế phát triển quá nóng có thể gây mất cân đối: Nhà nước sẽ thực hiện các chính sách tăng thuế nhằm thu hẹp đầu tư, kiểm soát lạm phát và cân bằng ngân sách.
    • Thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của một số ngành hàng. Ví dụ:
      • Thuế tiêu thu đặc biệt: Áp dụng với một số hàng hóa gây hại cho sức khỏe như thuốc lá, bia, rượu,… để giảm sự tiêu thụ.
      • Thuế bảo vệ môi trường: Áp dụng đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nhằm buộc họ tuân thủ các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường
  • Là nguồn thu quan trọng để nhà nước đầu tư phát triển nền kinh tế. Cụ thể:
    • Giúp nhà nước có nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, giao thông, bảo vệ môi trường…
    • Thúc đẩy hoặc kìm hãm sự tích luỹ và tái sản xuất của tổ chức và cá nhân. Ví dụ:
      • Thuế TNDN cao có thể làm giảm lợi nhuận và khả năng tái đầu tư của doanh nghiệp.
      • Thuế TNCN cao có thể làm giảm khả năng tiết kiệm và tiêu dùng của người lao động.
  • Cân bằng khoảng cách giàu nghèo, giảm thiểu phân biệt tầng lớp trong xã hội vì người phải nộp nhiều loại thuế hơn hầu hết là những chủ thể có mức thu nhập cao hơn mức quy định chịu thuế của pháp luật.

Đối với người dân

Thuế có vai trò với người dân ở nhiều khía cạnh khác nhau. Cụ thể:

  • Điều tiết nhu cầu tiêu dùng của người dân: 
    • Thuế tăng thì giá các sản phẩm, dịch vụ cũng tăng sẽ làm giảm nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của người dân. Việc này sẽ ảnh hưởng nhiều đến những đối tượng có thu nhập thấp.
    • Thuế giảm thì giá các sản phẩm, dịch vụ cũng giảm theo, kích thích khả năng mua sắm và tiêu dùng của người dân giúp nền kinh tế phát triển.
  • Đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội:
    • Người có thu nhập cao sẽ chịu mức thuế cao và người lại người có thu nhập thấp sẽ chịu mức thuế thấp.
    • Các đối tượng có thu nhập thấp hoặc gặp khó khăn sẽ được áp dụng một số chính sách miễn giảm thuế.

3. Phân loại thuế

Phân loại thuế theo cách thu thuế

  • Thuế trực thu: Là loại thuế mà nhà nước sẽ thu trực tiếp từ phần thu nhập của thể nhân hoặc pháp nhân.
    • Tính chất của thuế trực thu:
      • NNT theo quy định của nhà nước cũng là người chịu thuế.
      • Thuế trực thu là động lực và điều tiết trực tiếp đến thu nhập của người chịu thuế;
    • Các loại thuế trực thu tại nước ta gồm:
      • Thuế sử dụng đất nông nghiệp
      • Thuế thu nhập doanh nghiệp
      • Thuế chuyển quyền sử dụng đất
      • Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
  • Thuế gián thu: là thuế mà nhà nước thu từ người sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa.
    • Tính chất của thuế gián thu:
      • Người nộp thuế khác người chịu thuế;
      • Thuế gián thu là góp phần tạo nên giá cả của dịch vụ/ hàng hóa do chủ kinh doanh/ sản xuất phải nộp cho nhà nước. Người mua hàng mới là người chịu thuế;
    • Các loại thuế gián thu tại nước ta gồm:
      • Thuế tiêu thụ đặc biệt
      • Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
      • Thuế xuất nhập khẩu…

Phân loại thuế theo tính chất hành chính

  • Thuế nhà nước: dùng để nộp vào ngân sách nhà nước.
  • Thuế địa phương: dùng để nộp vào ngân sách địa phương.

Phân loại thuế theo tính chất kinh tế

  • Theo yếu tố kinh tế chịu thuế: thuế đánh vào tài sản tiêu dùng, tài sản, thu nhập, doanh nghiệp;
  • Theo lĩnh vực kinh tế chịu thuế: Bất động sản, bảo hiểm thuế,…
  • Theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế: Thuế xuất nhập khẩu, thuế môn bài, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế đánh vào sản phẩm, hàng hóa, thuế hộ gia đình, thuế môn bài, lệ phí khác,…

Lưu ý: Khi làm những đầu việc liên quan tới thuế, các doanh nghiệp, tổ chức đều gặp những vấn đề phát sinh và phải giải trình. Bạn có thể tham khảo một số mẫu công văn giải trình thuế thường gặp dưới đây.

Tìm hiểu thêm:

4. Các loại thuế ở Việt Nam

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu, đánh vào những cá nhân có thu nhập vượt mực khởi điểm cần đóng thuế. Trong đó đối tượng chịu thuế là cá nhân có thu nhập cao gồm:

  • Công dân Việt Nam ở nước ngoài.
  • Công dân Việt Nam sinh sống tại lãnh thổ Việt Nam.
  • Đối tượng nước ngoài có thu nhập từ Việt Nam.

Bạn có thể xem cụ thể hơn về thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập cá nhân bất thường ngay trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu thêm:

Thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT hay VAT là loại thuế tính dựa trên khoản phát sinh tăng thêm/chênh lệch từ hàng hoá dịch vụ từ sản xuất/lưu thông đến người tiêu dùng. Khi kê khai thuế giá VAT, doanh nghiệp có 02 cách thức gồm kê khai theo phương pháp trực tiếp hoặc theo phương pháp khấu trừ.

Bạn có thể xem cụ thể hơn về thuế giá trị gia tăng ngay trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu thêm:

Thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng chủ thể là doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh và là đối tượng chịu thuế theo quy định. Ý nghĩa của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều tiết nguồn cung là sản phẩm, dịch vụ không có lợi với người tiêu dùng. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết, cụ thể về thuế tiêu thụ đặc biệt trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu thêm:

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là một khoản thuế trực thu dựa trên nguồn thu tổng thu nhập của doanh nghiệp. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về thuế TNDN trong bài viết xem thêm.

Tìm hiểu thêm:

Thuế sử dụng đất

Thuế sử dụng đất là nguồn thu từ chủ thể sử dụng đất khi nhà nước đã giao đất người sử dụng đất thì chủ thể phải có nghĩa vụ nộp tiền thuế.

Thuế xuất nhập khẩu

Đây là một loại thuế trực thu, áp dụng với cá nhân/tổ chức với mức tính thuế dựa theo giá trị mặt hàng xuất nhập khẩu.

Xem biểu thuế xuất nhập khẩu tại đây.

Thuế tài nguyên

Thuế tài nguyên là khoản thu từ doanh nghiệp khai thác tài nguyên, theo sản lượng tài nguyên bị tính thuế, thuế suất, giá tính thuế.

Tìm hiểu thêm:
  • [Mới] Thuế tài nguyên là gì? Những điều cần phải biết về thuế tài nguyên

Thuế bảo vệ môi trường

Để điều tiết hoạt động tác động đến môi trường, pháp luật Việt Nam đã ban hành các quy định về việc thu thuế bảo vệ môi trường. Vậy thuế bảo vệ môi trường là gì? Bạn có thể tìm hiểu trong bài viết xem thêm dưới đây.

Tìm hiểu thêm:

Lệ phí môn bài

Lệ phí môn bài hay thuế môn bài, là loại thuế mà doanh nghiệp phải chịu nộp từ đầu năm cho vào quỹ ngân sách nhà nước với mục đích nắm bắt bắt đồng thời thống kê về các doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã, hộ kinh doanh,…

Tìm hiểu thêm:
  • [Mới] Thuế môn bài là gì? Mức nộp thuế môn bài và thời hạn nộp 2022

Lệ phí trước bạ

Đây là loại phí áp dụng cho trường hợp thực hiện sang tên, đăng ký quyền sở hữu, chuyển nhượng về đất, xe cộ, hoặc tài sản nào đó và mức thu này dựa trên giá trị của tài sản được quy định.

Tìm hiểu thêm:

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến thuế là gì, tác dụng và những đặc điểm của thuế. Nếu thấy bài viết này hay, hãy chia sẻ thêm tới những người khác bạn nhé.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển đổi và sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN theo Nghị định 123, Thông tư 78, Công ty cổ phần MISA đã phát hành phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ chứng từ điện tử mới nhất, cùng với nhiều lợi ích tuyệt vời như:

  • Cung cấp bộ hồ sơ đăng ký mẫu theo Thông tư 78, đơn vị sử dụng mẫu này nộp đăng ký với Cơ quan thuế.
  • Đáp ứng thiết lập mẫu, lập và ký điện tử mẫu chứng từ khấu trừ theo Nghị định 123, Thông tư 78.
  • Xử lý các chứng từ đã lập khi có sai sót.
  • Lập và nộp bảng kê sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử gửi Cơ quan thuế.
Giao diện module “Chứng từ khấu trừ thuế” trên phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN

Video giới thiệu phần mềm MISA Amis Thuế TNCN

Nếu Quý doanh nghiệp quan tâm và có nhu cầu tư vấn miễn phí về phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN, hãy nhanh tay đăng ký tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất:

Xem thêm các bài viết khác

1. Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 và những điều cần lưu ý

2. Hướng dẫn cách tra cứu mã số thuế cá nhân mới nhất hiện nay