Home Kiến thức Thanh tra thuế là gì? Quy định của pháp luật về thanh...

Thanh tra thuế là gì? Quy định của pháp luật về thanh tra thuế

6026
thanh tra thuế là gì

Thanh tra thuế, kiểm tra thuế là những hoạt động kiểm tra hồ sơ khai thuế của tổ chức, doanh nghiệp trên cơ sở nguyên tắc được quy định tại pháp luật. Vậy thanh tra thuế là gì? Nội dung của việc thanh tra thuế và quy định của pháp luật đối với việc thanh tra thuế là như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây mà MISA MeInvoice gửi đến bạn đọc sẽ giải đáp thắc mắc trên.

thanh tra thuế là gì

Lưu ý: Trước khi đọc tiếp bài viết này, bạn có thể tham khảo trước bài viết về thuế để biết những thông tin về thuế.

Xem thêm: Thuế là gì? Tác dụng của thuế doanh nghiệp CẦN PHẢI BIẾT

1. Thanh tra thuế là gì? Kiểm tra thuế là gì?

thanh tra thuế, kiểm tra thuế là gì

Theo luật pháp nước ta quy định, việc thanh tra thuế hay kiểm tra thuế là những hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với giao dịch, hoạt động liên quan tới những khoản thu nhập phát sinh ra thuế. Như vậy thanh tra thuế, kiểm tra thuế được định nghĩa như sau:

  • Kiểm tra thuế là hoạt động thường xuyên, mang tính nhiệm vụ, nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan quản lý thuế dựa trên những hồ sơ khai thuế của đối tượng cần nộp thuế. Việc kiểm tra thuế nhằm đánh giá tính xác thực của những thông tin trong hồ sơ khai thuế, yêu cầu bổ sung những thông tin còn thiếu hoặc sai sót, từ đó đánh giá được mức độ tuân thủ thuế của người nộp thuế.
  • Đối với trường hợp kiểm tra thuế ở mức độ cao hơn, tính nghiệp vụ hoàn thiện hơn thì được định nghĩa là thanh tra thuế. Thanh tra thuế là hoạt động được diễn ra theo định kỳ đối với những tổ chức, doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động kinh doanh đa dạng, hoặc người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật. Chính vì vậy, việc thanh tra thuế nhằm giải quyết những tố cáo, khiếu nại từ những thông tin được cung cấp bởi thủ trưởng cơ quan thuế hoặc Bộ trưởng Bộ tài chính.

2. Những đặc điểm pháp luật về kiểm tra, thanh tra thuế

– Pháp luật về kiểm tra, thanh tra thuế quy định về quy trình, quy phạm liên quan đến vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực thuế.

– Pháp luật thanh tra, kiểm tra là một phần nội dung của pháp luật thanh tra nên được quy định tại Luật thanh tra. Tuy nhiên, về lĩnh vực chuyên môn thì thanh tra thuế, kiểm tra thuế được quy định chủ yếu tại Luật quản lý thuế và các văn bản liên quan được ban hành.

– Đặc thù của pháp luật về thanh tra thuế, kiểm tra thuế là áp dụng những biện pháp khẩn cấp, tạm thời trong quá trình kiểm tra hoạt động thuế.

3. Phân biệt thanh tra thuế và kiểm tra thuế qua nội dung 

Nhìn chung, các nghiệp vụ trong việc kiểm tra thuế và thanh tra thuế trên cơ bản là giống nhau. Vậy sự khác nhau của thanh tra thuế và kiểm tra thuế nằm ở đâu? Nội dung sau đây sẽ giúp bạn phân biệt được thanh tra thuế và kiểm tra thuế một cách đơn giản nhất thông qua các đầu mục là:

  • Chủ thể tiến hành
  • Nội dung của từng loại
  • Phạm vi tiến hành hoạt động
  • Thời hạn xử lý

3.1. Về kiểm tra thuế

nội dung kiểm tra thuế

Chủ thể tiến hành trong việc kiểm tra thuế là cơ quan, bộ phận hoặc công chức quản lý thuế của nhà nước.

Nội dung tiến hành kiểm tra thuế

Kiểm những nội dung cụ thể của việc kiểm tra trước, trong và sau khi các phát sinh được sinh ra từ hoạt động kinh tế – xã hội của mỗi tổ chức, doanh nghiệp. Đồng thời, kiểm tra việc thực hiện các chính sách của pháp luật, chế độ pháp lý của nhà nước trong quá trình thực hiện kế hoạch kinh tế – xã hội. Chính vì vậy, việc kiểm tra sẽ giúp nhận ra bản chất của vấn đề mà không cần các loại giấy tờ khác chứng minh hay sử dụng các nghiệp vụ phức tạp mà vẫn có thể đưa ra kết luận chính xác.

Phạm vi tiến hành kiểm tra

Được tiến hành kiểm tra trên bất kỳ trên cá nhân nộp thuế nào. Việc kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý thuế trên những hồ sơ khai thuế. Những trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế bao gồm:

  • Người nộp thuế không thực hiện giải trình, bổ sung hồ sơ khai thuế theo yêu cầu của công chức tại cơ quan quản lý thuế.
  • Người nộp thuế giải trình sai, không chứng minh được số thuế phải nộp, số thuế được miễn, số thuế bổ sung, số thuế hoàn đúng.
  • Kiểm tra dựa vào những đối tượng có khả năng rủi ro về thuế.

Thời hạn kiểm tra thuế

– Được xác định và đưa ra quyết định không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở đóng thuế mà người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ tại đó.

– Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời gian không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra.

3.2. Về thanh tra thuế

nội dung thanh tra thuế

Chủ thể tiến hành thanh tra thuế là tổ chức thanh tra chuyên trách của nhà nước trong lĩnh vực thu.

Nội dung tiến hành thanh tra thuế

Thanh tra thuế là những hoạt động kiểm tra chuyên nghiệp và mang tính phức tạp từ những hoạt động kinh tế – xã hội trong quá khứ và sau khi phát sinh đến các vấn đề liên quan. Hoạt động thanh tra bắt buộc phải giải quyết các vấn đề tồn đọng trong quản lý, giải quyết các khiếu nại, tố cáo với khách thể kiểm tra vi phạm pháp luật. Có thể thấy, việc thanh tra cần sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ mới xác định được tính nghiêm trọng và chính xác của vấn đề bị nhiều yếu tố khác che đậy.

Phạm vi tiến hành thanh tra

  • Tiến hành khi thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế
  • Để đưa ra kết luận về các khiếu nại, tố cáo về vi phạm lĩnh vực thuế hoặc phòng chống tham nhũng, trốn thuế.
  • Thực hiện thanh tra thuế đối với yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở phân loại rủi ro.
  • Thực hiện theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực thuế.

Thời hạn thanh tra thuế

– Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành thực hiện không quá 60 ngày làm việc. Trong trường hợp nhận thấy có sự phức tạp về việc quản lý thuế thì có thể kéo dài từ 90 ngày đến không quá 150 ngày làm việc.

– Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, bộ tiến hành thực hiện không quá 45 ngày làm việc. Trong trường hợp nhận thấy sự phức tạp thì thời hạn thanh tra thuế kéo dài không quá 70 ngày làm việc.

– Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, sở tiến hành thực hiện không quá 30 ngày làm việc. Trường hợp ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, vùng núi, vùng hải đảo sẽ kéo dài thanh tra không quá 45 ngày làm việc.

4. Mục đích của việc thanh tra thuế, kiểm tra thuế

mục đích của thanh tra, kiểm tra thuế

Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế được diễn ra định kỳ và thường xuyên nhằm mục đích:

+ Bảo vệ lợi ích chung của nhà nước, quyền và những lợi ích của tổ chức, cá nhân thực hiện nội dung chính sách pháp luật về thuế.

+ Ngăn chặn, phòng ngừa, phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về chính sách thuế.

+ Thực hiện những hoạt động cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, phát hiện và bổ sung những biện pháp khắc phục về hạn chế của chính sách pháp luật thuế.

+ Động viên, khen thưởng những tấm gương thực hiện tốt quy định về thuế, phát huy nhân tố một cách tích cực, đồng thời răn đe, trấn áp những hành vi tiêu cực trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế.

5. Quy định của pháp luật về thanh tra thuế, kiểm tra thuế

quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế

+ Thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động giám sát việc tuân thủ những quy định về chính sách thuế của đối tượng nộp thuế nên cần phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

  • Để tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở đối tượng nộp thuế cần phải có quyết định thanh tra hoặc kiểm tra của người có thẩm quyền.
  • Thanh tra viên, kiểm tra viên thực hiện giám sát và phân tích một cách độc lập và nghiêm túc.

+ Nguyên tắc làm việc phải đảm bảo tính công bằng, minh bạch, dân chủ, công khai và khách quan.

  • Tính chính xác, khách quan, minh bạch nhằm đánh giá đúng thực trạng của ĐTNN (Đầu tư nước ngoài), không bị bóp méo sự thật giúp việc xử lý sai phạm diễn ra chính xác.
  • Tính công khai là sự khai báo, cung cấp thông tin đầy đủ nội dung thanh tra, tiếp xúc công khai với đối tượng cần thanh tra và người có liên quan đến nơi cần thanh tra.
  • Tính dân chủ tránh biểu hiện áp đặt, cáo buộc từ một phía của người khác, giúp cơ quan nhà nước nhận định và xử lý một cách kịp thời và công tâm.

+ Nguyên tắc tuân thủ đúng kế hoạch, quy trình và đề cương được duyệt

  • Những hoạt động được diễn ra trong quy trình thanh tra, kiểm tra nhằm chuẩn nội dung, bước tiến hành công việc và trách nhiệm của những cán bộ tham gia vào kiểm tra, thanh tra thuế.

+ Thực hiện kiểm tra, thanh tra trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến NNT.

+ Đảm bảo nguyên tắc bí mật, không làm ảnh hưởng hoặc gián đoạn hoạt động kinh doanh của ĐTNN.

6. Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin để giải đáp cho “thanh tra thuế là gì, kiểm tra thuế là gì và những quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế” mà MISA MeInvoice gửi đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình làm việc.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển đổi và sử dụng chứng từ điện tử khấu trừ thuế TNCN theo Nghị định 123, Thông tư 78, Công ty cổ phần MISA đã phát hành phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ chứng từ điện tử mới nhất, cùng với nhiều lợi ích tuyệt vời như:

  • Cung cấp bộ hồ sơ đăng ký mẫu theo Thông tư 78, đơn vị sử dụng mẫu này nộp đăng ký với Cơ quan thuế.
  • Đáp ứng thiết lập mẫu, lập và ký điện tử mẫu chứng từ khấu trừ theo Nghị định 123, Thông tư 78.
  • Xử lý các chứng từ đã lập khi có sai sót.
  • Lập và nộp bảng kê sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử gửi Cơ quan thuế.
Giao diện module “Chứng từ khấu trừ thuế” trên phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN

Video giới thiệu phần mềm MISA Amis Thuế TNCN

Nếu Quý doanh nghiệp quan tâm và có nhu cầu tư vấn miễn phí về phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN, hãy nhanh tay đăng ký tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất: