Home Kiến thức Tổng hợp các vấn đề về hóa đơn điện tử theo quy...

Tổng hợp các vấn đề về hóa đơn điện tử theo quy định

9365
“Hóa đơn điện tử” là một cụm từ thường gặp đối với các doanh nghiệp hiện nay. Có thể nói đây là một “hiện tượng” gây ấn tượng mạnh đối với các doanh nghiệp bởi chính lợi ích và hiệu quả mà HĐĐT mang đến cho mỗi tổ chức. Song không phải ai cũng hiểu rõ về HĐĐT, sau đây là một số vấn đề thường gặp đối với HĐĐT và những giải đáp của chuyên gia.

1. Hóa đơn điện tử có căn cứ pháp lý như thế nào?

Thường các Doanh nghiệp đều băn khoăn về căn cứ pháp lý của Hóa đơn điện tử. Vậy, HĐĐT có các căn cứ pháp lý sau đây:

+ Các văn bản do Chính phủ ban hành:
Luật Giao dịch điện tử mới nhất.
• Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính Phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
• Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Chính phủ về thương mại điện tử.
• Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
• Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
• Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 của Chính phủ.
+ Các văn bản do Bộ tài chính ban hành:
• Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính, hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
• Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
• Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Phát hành hóa đơn điện tử khi làm việc online tại nhà

2. Hóa đơn điện tử có liên không?

Với hóa đơn giấy truyền thống thường có từ 2 cho đến 9 liên. Một hóa đơn thanh toán tiền thông thường sẽ có 2 liên: liên 1 sẽ được bên doanh nghiệp lưu lại, còn liên thứ 2 sẽ được giao cho khách hàng. Trong khi, Hóa đơn điện tử hoàn toàn không có liên mà nó chỉ gồm 1 trang hay nhiều trang cho một số hóa đơn và doanh nghiệp, khách hàng cũng như cơ quan thế khi xử lý khai thác thông tin hóa đơn đó. Điều này giúp thông tin được nhất quán cũng như việc quản lý thông tin được dễ dàng hơn.

Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!

tài liệu hóa đơn điện tử

3. Chữ ký điện tử và chứng thư số là gì?

– Chữ ký điện tử là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản; hình ảnh; video…) nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó; có thể được hiểu như con dấu điện tử của một doanh nghiệp.
– Chữ ký điện tử là một phần không thể tách rời của HĐĐT giúp xác thực HĐĐT đó là của đơn vị điện lực phát hành.
– Chứng thư điện tử là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký điện tử.
– Chứng thư điện tử sử dụng để ký trên hóa đơn điện tử, đảm bảo:
+ Chống từ chối bởi người ký.
+ Đảm bảo tính toàn vẹn của HĐĐT trong qua trình lưu trữ, truyền nhận.
– Chứng thư điện tử có thời hạn hiệu lực và có thể bị hủy bỏ hoặc thu hồi bởi nhà cung cấp dịch vụ chứng thư điện tử.
Ký số từ xa eSign

4. Khi phát hiện thông tin hóa đơn điện tử bị sai sót (thông tin khách hàng, thông tin hàng hóa, giá cả,…) tôi phải làm gì?

Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử việc xảy ra những sai sót là không thể tránh khỏi. Vậy khi xảy ra sai sót trong hóa đơn điện tử, doanh nghiệp cần xử lý như thế nào?

– Liên hệ với bên phát hành hóa đơn (bên bán) để xử lý các sai sót của hóa đơn
– Nếu trường hợp bên mua hàng cần sử dụng hóa đơn để khai báo thuế, bên mua cần phối hợp với bên bán để đưa ra phương án xử lý phù hợp:
  • Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn có chữ lý và dấu của hai bên
  • Lập hóa đơn điều chỉnh nếu bên bán đã kê khai thuế cho hóa đơn bị sai sót
  • Lập hóa đơn thay thế nếu bên bán chưa kê khai thuế cho hóa đơn bị sai sót
  • Lập hóa đơn xóa bỏ cho hóa đơn bị sai sót rồi lập hóa đơn mới cho bên mua hàng

>> Cách xử lý hóa đơn điện tử sai sót theo Thông tư 68/2019/TT-BTC
>> Có thể xuất hóa đơn điện tử lùi ngày được không? Ghi lùi ngày của hóa đơn bị phạt như thế nào?
>> Hóa đơn điện tử gắn dấu thời gian vào tiêu thức chữ ký người bán thế nào là đúng?

5. Nếu bên bán sử dụng hóa đơn điện tử thì bên mua có thể thanh toán với bên bán bằng hình thức nào?

Trường hợp bên bán sử dụng hóa đơn điện tử thì bên mua vẫn có thể thanh toán với bên bán bằng các phương thức giống như khi sử dụng hóa đơn giấy:
+ Tiền mặt
+ Chuyển khoản
+ Thẻ tín dụng
+ Các hình thức khác
Về thời gian thanh toán trước hay sau khi nhận hóa đơn thì bên mua với bên bán có thể thỏa thuận với nhau để đưa ra phương án hợp lý nhất.

6. Khách hàng có phải thực hiện ký số vào hóa đơn điện tử hay không?

– Đối với khách hàng là khách hàng cá nhân, khách hàng lẻ, không cần sử dụng hóa đơn điện tử để kê khai thuế thì không cần thiết phải ký điện tử vào hóa đơn điện tử nhận được.

– Đối với khách hàng là doanh nghiệp, đơn vị kế toán cần sử dụng hóa đơn điện tử để kê khai thuế thì bắt buộc phải ký điện tử vào hóa đơn điện tử nhận được thì hóa đơn mới được coi là hóa đơn điện tử hoàn chỉnh và có tính pháp lý, sử dụng được với cơ quan Thuế.
– Đối với hóa đơn mua hàng là điện, nước, viễn thông, khách hàng không nhất thiết phải có chữ ký của người mua và dấu của người bán, như vậy khách hàng không phải thực hiện ký số vào hóa đơn điện tử đối với loại hóa đơn trên vẫn được coi là hóa đơn có tính pháp lý, được cơ quan Thuế chấp nhận.Còn với các trường hợp khác, khách hàng phải thực hiện ký số vào Hóa đơn mới được coi là Hóa đơn điện tử hoàn chỉnh và có tính pháp lý, sử dụng được với cơ quan Thuế.
Hóa đơn điện tử

7. Khách hàng kê khai thuế với hóa đơn điện tử như thế nào?

– Khách hàng sau khi nhận được hóa đơn điện tử từ bên bán có thể kê khai thuế như quy trình bình thường với hóa đơn giấy.

– Khách hàng có thể yêu cầu bên bán cung cấp cho mình hóa đơn điện tử đã được chuyển đổi ra giấy và có chữ ký và dấu của bên bán để làm chứng từ cho hồ sơ quyết toán thuế.

Dùng thử hóa đơn điện tử

8. Các thủ tục phải thực hiện khi điều chỉnh, hủy bỏ lập lại hóa đơn điện tử đã xuất?

* Đối với hóa đơn đã lập nhưng chưa giao cho khách hàng: Nếu phát hiện hóa đơn ghi sai các thông tin về khách hàng ( tên, mã số thuế, địa chỉ), thông tin về dịch vụ, kỳ cước và số tiền ghi trên hóa đơn… thì thực hiện thủ tục hủy bỏ lập lại hóa đơn. Thủ tục hủy bỏ lập lại hóa đơn thực hiện như sau: 

  • Lập phiếu giải trình nêu rõ lý do sai phải hủy bỏ, có xác nhận của lãnh đạo đơn vị hoặc người được ủy quyền.
  • Thực hiện chức năng hủy HĐĐT đã lập.- Thực hiện chức năng lập HĐĐT thay thế ( trên hóa đơn điện tử mới phải có dòng chữ “ hóa đơn này thay thế hóa đơn số…..Ký hiệu, ngày tháng năm”).  Cuối tháng lập bảng kê hóa đơn hủy bỏ và bảng kê hóa đơn lập lại.

*Đối với hóa đơn đã lập và đã giao cho khách hàng

– Nếu phát hiện hóa đơn ghi sai các thông tin về khách hàng ( tên, mã số thuế, địa chỉ), thông tin về dịch vụ , kỳ cước, sai lỗi chính tả … thì thực hiện thủ tục điều chỉnh hóa đơn. Thủ tục điều chỉnh hóa đơn thực hiện như sau:

– Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, ghi rõ nội dung sai sót, nội dung điều chỉnh lại cho đúng ( có chữ ký, đóng dấu của bên mua và bên bán ).

* Nếu phát hiện hóa đơn ghi sai thông tin số tiền cước thì thực hiện thủ tục điều chỉnh hóa đơn. Thủ tục điều chỉnh hóa đơn thực hiện như sau:

– Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, ghi rõ nội dung sai sót, số tiền điều chỉnh lại cho đúng ( có chữ ký đóng dấu của bên mua và bên bán).

– Thực hiện chức năng lập HĐĐT điều chỉnh ( trên HĐĐT điều chỉnh phải ghi rõ “ Điều chỉnh ( tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, số tiền, thuế suất, thuế GTGT, tiền thuế GTGT cho HĐĐT số… ký hiệu … ngày tháng năm”.

Cuối tháng lập bảng kê hóa đơn điều chỉnh.

* Trường hợp nếu phát hiện hóa đơn sai sót mà khách hàng yêu cầu hủy bỏ – lập lại hóa đơn. Thủ tục hủy bỏ Lập lại hóa đơn thực hiện như sau:

– Lập biên bản hủy bỏ- Lập lại hóa đơn, ghi rõ nội dung sai sót, nội dung điều chỉnh lại cho đúng ( có chữ ký, đóng dấu của bên mua và bên bán).

– Thực hiện chức năng hủy HĐĐT đã lập.

– Thực hiện chức năng lập HĐĐT thay thế ( trên HĐĐTmới phải có dòng chữ “ hóa đơn này thay thế hóa đơn số…. ký hiệu…., ngày tháng năm”).- Cuối tháng lập bảng kê hóa đơn hủy bỏ và bảng kê hóa đơn lập lại.

Thủ tục phải thực hiện khi điều chỉnh, hủy bỏ lập lại hóa đơn điện tử đã xuất

9. Cách thanh toán đối với hóa đơn điện tử có gì khác so với hóa đơn giấy?

Có chung nguyên tắc là khi khách hàng trả tiền thì được nhận hóa đơn Khác: Hóa đơn giấy nhận trực tiếp, Hóa đơn điện tử nhận qua phương tiện điện tử, Email, hoặc nhận trực tiếp Bản thể hiện hóa đơn điện tử từ bên bán( nếu khách hàng có nhu cầu kê khai đối trừ thuế mà không có phương tiện nhận truyền và in hóa đơn điện tử).

10. Đối với những khách hàng ở vùng sâu vùng xa, không có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thông tin. Thì sử dụng hóa đơn điện tử như thế nào?

– Đối với khách hàng có nhu cầu kê khai và đối trừ thuế mà không có phương tiện nhận và in hóa đơn điện tử thì kháh hàng đăng ký với ngành điện, PCTB sẽ có trách nhiệm in bản thể hiện hóa đơn điện tử cho khách hàng khi khách hàng đến thanh toán tiền điện.- Đối với khách hàng không có nhu cầu kê khai và đối trừ thuế( KH sinh hoạt) thì khi khách hàng thanh toán xong tiền điện sẽ nhận được Giấy biên nhận thanh toán tiền điện từ thu ngân viên. Biên nhận thanh toán tiền điện là chứng từ xác thực Quý khách hàng đã thanh toán tiền điện.

hóa đơn điện tử hợp lệ

Với 25 năm kinh nghiệm chuyên về lĩnh vực tài chính kế toán, hóa đơn điện tử, kê khai Thuế (T-VAN),… cho hơn 250.000 Doanh nghiệp và đội ngũ chuyên viên tư vấn đông đảo, nắm rõ chuyên môn nghiệp vụ về hóa đơn và luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7. Doanh nghiệp yên tâm lựa chọn phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA – Đơn vị cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử tốt nhất hiện nay.

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

ưu đãi hóa đơn điện tử

Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!

meInvoice.vn - Phần mềm hóa đơn điện tử tốt nhất