Home Kiến thức 16 Trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy...

[Mới] 16 Trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định

11323
miễn thuế thu nhập cá nhân

Bên cạnh những khoản thu nhập Nhà nước bắt buộc phải nộp thuế thu nhập cá nhân, có rất nhiều khoản thu nhập được miễn nộp thuế. Vậy trong các trường hợp nào người lao động được miễn thuế thu nhập cá nhân? Hãy cùng MISA MeInvoice tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau đây!

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về 16 trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân, bạn có thể tìm hiểu chi tiết về thuế thu nhập cá nhân trong bài viết dưới đây trước.

Xem thêm: Thuế thu nhập cá nhân là gì? Những điều cần biết về thuế TNCN

1. Quy định về 16 trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân

miễn thuế thu nhập cá nhân

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC (khoản này được bổ sung bởi Khoản 4 và Khoản 5 Điều 12 Thông tư 92/2015/TT-BTC), các khoản thu nhập không phải nộp thuế bao gồm:

1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Thu nhập của cá nhân từ việc nhượng lại quyền sở hữu, sử dụng bất động sản giữa: vợ – chồng; cha đẻ, mẹ đẻ – con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi – con nuôi; cha chồng, mẹ chồng – con dâu; cha vợ, mẹ vợ – con rể; ông nội, bà nội – cháu nội; ông ngoại, bà ngoại – cháu ngoại; giữa anh, chị, em ruột với nhau.

Ví dụ: Bà A là mẹ đẻ của anh B. Bà A chuyển nhượng bất động sản lại cho anh B. Trong trường hợp này bà A không bị đánh thuế TNCN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản trên.

2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, đất ở trong trường hợp chỉ có 1 nhà hoặc đất để ở duy nhất

Thu nhập của cá nhân từ việc chuyển nhượng lại quyền sở hữu, sử dụng nhà ở, đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân đó chỉ có một nhà hoặc đất để ở duy nhất.

Ví dụ: Bà A đã xác nhận với Ủy ban nhân dân tại địa phương về việc bà chỉ có duy nhất 1 căn nhà để ở. Nay bà muốn bán căn nhà này đi để đến nơi khác sinh sống. Trong trường hợp này, bà A sẽ không phải nộp thuế TNCN nếu bán nhà.

Xem thêm:

3. Thu nhập từ quyền sử dụng đất do Nhà nước giao

Thu nhập của cá nhân từ giá trị quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất.

Ví dụ: Ông A là cán bộ Công an lâu năm, nay ông được Nhà nước giao cho 1 căn nhà để sinh sống cùng với quyền sử dụng đất của căn nhà đó. Như vậy, ông A được miễn thuế TNCN cho việc nhận giá trị quyền sử dụng đất này.

4. Thu nhập từ việc thừa kế

Thu nhập của cá nhân từ việc thừa kế, nhận quà tặng là bất động sản giữa vợ – chồng; cha đẻ, mẹ đẻ – con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi – con nuôi; cha chồng, mẹ chồng – con dâu; cha vợ, mẹ vợ – con rể; ông nội, bà nội – cháu nội; ông ngoại, bà ngoại – cháu ngoại; giữa anh, chị, em ruột với nhau.

Ví dụ: Cháu nội nhận thừa kế nhà ở của ông nội thì người cháu được miễn đóng thuế TNCN.

5. Thu nhập trực tiếp sản xuất nông lâm ngư nghiệp

Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông lâm ngư nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thường.

Ví dụ: Ngư dân A đánh bắt cá để bán cho nhà máy chế biến nước mắm thì người này không phải đóng thuế TNCN.

6. Thu nhập từ việc chuyển đổi đất nông nghiệp

Thu nhập của cá nhân từ việc chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, của cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.

Ví dụ: Ông A sở hữu đất nông nghiệp, vừa rồi được Nhà nước giao để trồng mía. Trường hợp này ông A không phải đóng thuế TNCN.

7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng hoặc hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Thu nhập của cá nhân từ lãi suất tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi suất từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Lãi suất cá nhân nhận được từ tiền gửi tại tổ chức tín dụng được miễn thuế theo quy định tại điểm này là: khoản thu nhập nhận được từ lãi gửi bằng Đồng Việt Nam, bằng vàng, bằng ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng dưới các hình thức gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, tiền lãi cho người gửi theo thỏa thuận.

– Căn cứ để chứng minh thu nhập từ lãi tiền gửi được miễn thuế TNCN là: sổ hoặc thẻ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và các giấy tờ khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, tiền lãi cho người gửi theo thỏa thuận. Lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là khoản lãi mà cá nhân nhận được theo hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ của các doanh nghiệp bảo hiểm.

– Căn cứ để chứng minh thu nhập từ tiền lãi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được miễn thuế TNCN là: chứng từ trả tiền lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Lãi trái phiếu Chính phủ là khoản lãi mà cá nhân nhận được từ việc mua trái phiếu do Bộ Tài chính phát hành.

– Căn cứ để xác định thu nhập miễn thuế TNCN đối với thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ là mệnh giá, lãi suất và kỳ hạn trên trái phiếu.

Ví dụ: Anh B có sổ tiết kiệm sinh lãi số tiền khoảng hơn 2 tỷ đồng mỗi năm. Trong đó, lãi suất ngân hàng thuộc nhóm lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng. Vậy anh B không phải đóng thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền này.

các trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân

8. Thu nhập từ nguồn kiều hối

Thu nhập nhận được từ nguồn kiều hối. Đây là khoản thu nhập của cá nhân từ nước ngoài do thân nhân là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, người Việt Nam đi xuất khẩu lao động, đi công tác, du học tại nước ngoài gửi tiền về cho thân nhân ở trong nước.

Các loại giấy tờ chứng minh nguồn tiền nhận từ nước ngoài và chứng từ chi tiền của tổ chức trả hộ (nếu có) là căn cứ để xác định thu nhập từ kiều hối được miễn thuế TNCN.

Ví dụ: Bà A được con trai ở Mỹ gửi tiền về mỗi tháng. Bà A được miễn đóng thuế trong trường hợp này.

9. Khoản tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày hoặc làm trong giờ theo quy định của luật lao động

Khoản tiền lương cá nhân làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương người đó làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.

Chứng từ miễn thuế TNCN được dùng để làm căn cứ trong trường hợp này là bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ, khoản tiền lương trả thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này do đơn vị trả thu nhập lưu lại và phải xuất trình nếu cơ quan thuế yêu cầu.

Ví dụ: Anh B có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định lao động là 50.000 đồng/giờ.

– Trường hợp anh B làm thêm giờ vào ngày thường, anh B nhận được mức thu nhập bằng 150% thu nhập bình thường, tức 75.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế của ông A là: 75.000 đồng/giờ – 50.000 đồng/giờ = 25.000 đồng/giờ.

– Trường hợp anh B làm thêm giờ vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày lễ, anh B được trả 100.000 đồng/giờ (bằng 200% mức thu nhập thông thường) thì thu nhập được miễn thuế TNCN của ông A là: 100.000 đồng/giờ – 50.000 đồng/giờ = 50.000 đồng/giờ.

10. Khoản tiền lương hưu theo quy định

Khoản tiền lương hưu của cá nhân do Bảo hiểm xã hội chi trả

Ví dụ: Ông A nhận tiền lương hưu hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện. Như vậy, ông A được miễn đóng thuế TNCN.

11. Học bổng

Thu nhập của cá nhân từ học bổng, gồm có:

– Học bổng trích ra từ ngân sách Nhà nước bao gồm: học bổng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường công lập hoặc các loại học bổng khác có nguồn từ ngân sách Nhà nước.

– Học bổng được trích ra từ tổ chức trong nước và ngoài nước (bao gồm cả khoản tiền sinh hoạt phí) theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.

Các quyết định về việc cấp học bổng và trả học bổng cho cá nhân do Tổ chức trả học bổng lưu giữ. Nếu cá nhân nhận học bổng trực tiếp từ những tổ chức nước ngoài thì cá nhân nhận thu nhập phải lưu giữ lại tài liệu, chứng từ chứng minh thu nhập nhận được là học bổng do tổ chức ngoài nước cấp.

Ví dụ: Cô A là giảng viên Đại học, nhận học bổng du học Tiến sỹ theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT. Trường hợp của cô A sẽ không phải đóng thuế TNCN.

12. Thu nhập từ các khoản bồi thường theo quy định

Thu nhập cá nhân nhận được từ khoản bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe; khoản tiền bồi thường tai nạn lao động; khoản tiền bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; các khoản tiền bồi thường của Nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định.

Ví dụ: Bà A tham gia bảo hiểm nhân thọ. Khi bà A bị ốm, được chi trả mức bảo hiểm của hợp đồng nhân thọ là 50 triệu đồng. Bà A được miễn đóng thuế TNCN trong trường hợp này.

13. Thu nhập từ quỹ từ thiện theo quy định

Thu nhập cá nhân nhận được từ quỹ từ thiện không vì mục đích lợi nhuận, được cấp phép hoạt động bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Ví dụ: Chị D nhận được khoản tiền từ thiện của Báo Tuổi Trẻ 50 triệu đồng. Chị D sẽ không phải nộp thuế TNCN trong trường hợp này.

14. Thu nhập từ nguồn viện trợ nhân đạo nước ngoài

Thu nhập cá nhân nhận được từ nguồn viện trợ nhân đạo nước ngoài của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Ví dụ: Bà A nhận được nguồn viện trợ 100 triệu đồng từ Đại sứ quán Anh, như vậy Bà A không phải đóng thuế cho khoản thu nhập này.

15. Thu nhập của thuyền viên

Thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân là thuyền viên người Việt Nam đang làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam hoạt động vận tải quốc tế.

Ví dụ: Ông A là một thủy thủ của đoàn tàu nước ngoài. Thu nhập ông A nhận được từ hãng tàu này không phải nộp thuế TNCN.

Xem thêm: Cá nhân vừa có thu nhập từ tiền lương tiền công vừa có thu nhập từ kinh doanh tính thuế thế nào?

16. Thu nhập của chủ tàu, người sử dụng tàu, người làm việc trên tàu

Thu nhập của người là chủ tàu, người có quyền sử dụng tàu và người làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ.

Ví dụ: Anh B là chủ tàu đánh bắt cá xa bờ ngoài khơi đảo Phú Quốc. Anh B không phải nộp thuế TNCN cho mức thu nhập hàng tháng của mình.

2. Lời kết

Trên đây là các quy định mà doanh nghiệp cần chú ý về 16 trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân TNCN. Nếu thấy bài viết này hay, hãy chia sẻ tới người khác nhé.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển đổi và sử dụng chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo Nghị định 123, Thông tư 78, Công ty cổ phần MISA đã phát hành phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ chứng từ điện tử mới nhất, cùng với nhiều lợi ích tuyệt vời như:

  • Cung cấp bộ hồ sơ đăng ký mẫu theo Thông tư 78, đơn vị sử dụng mẫu này nộp đăng ký với Cơ quan thuế.
  • Đáp ứng thiết lập mẫu, lập và ký điện tử mẫu chứng từ khấu trừ theo Nghị định 123, Thông tư 78.
  • Xử lý các chứng từ đã lập khi có sai sót.
  • Lập và nộp bảng kê sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử gửi Cơ quan thuế.
Giao diện module “Chứng từ khấu trừ thuế” trên phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN

Video giới thiệu phần mềm MISA Amis Thuế TNCN

Nếu Quý doanh nghiệp quan tâm và có nhu cầu tư vấn miễn phí về phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN, hãy nhanh tay đăng ký tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất: