Home Kiến thức Kiểm toán là gì? Những công việc mà kiểm toán viên...

[Mới 2024] Kiểm toán là gì? Những công việc mà kiểm toán viên phải làm

37563
kiểm toán là gì

Kiểm toán ngày càng có vai trò quan trọng trong tiến trình đổi mới của nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Theo đó, kiểm toán viên là người góp phần tạo nên một nền tài chính quốc gia lành mạnh và chất lượng. Vậy thực chất kiểm toán là gì? Kiểm toán phải đảm nhiệm những công việc nào? Mời bạn tham khảo các thông tin liên quan trong bài viết sau đây của MISA MeInvoice.

1. Kiểm toán là gì?

kiểm toán là gì

Khái niệm kiểm toán được dùng để chỉ các công tác liên quan đến việc thu thập, đánh giá, và xác thực các bằng chứng liên quan đến thông tin tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó, có thể xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa các thông tin đó đối với các chuẩn mực đã được thiết lập.

Hiểu một cách đơn giản, kiểm toán là hoạt động kiểm tra, xác minh tính trung thực, chính xác của báo cáo tài chính. Thông qua đó, người làm kiểm toán có thể cung cấp những thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, báo cáo tài chính bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các chính sách kế toán quan trọng và các thuyết minh khác.

Không chỉ đối với các chủ thể doanh nghiệp, mà kết quả kiểm toán còn có sức ảnh hưởng lớn đến các nhà đầu tư đang quan tâm đến tình hình tài chính. Bên cạnh đó, báo cáo tài chính còn là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của một tổ chức đối với cơ quan nhà nước.

2. Có những loại kiểm toán nào?

Hiện nay, có khá nhiều cách để phân loại kiểm toán, nhưng nếu xét về hình thức kiểm toán thì có 3 loại kiểm toán phổ biến là:

Thứ nhất: Kiểm toán Nhà nước

Đây là loại kiểm toán được thực hiện bởi cơ quan kiểm toán Nhà nước, tiến hành theo luật định và không thu phí, thông thường đối tượng được kiểm toán sẽ là những doanh nghiệp nhà nước.

Bạn có thể xem thêm những thông tin cụ thể về kiểm toán nhà nước trong bài viết xem thêm.

Xem thêm: Kiểm toán nhà nước là gì? Vai trò, quyền hạn của kiểm toán nhà nước

Thứ hai: Kiểm toán độc lập

Được thực hiện bởi các kiểm toán viên thuộc các công ty độc lập chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán. Nhiệm vụ chính của các kiểm toán viên là kiểm toán những báo cáo tài chính, các công ty độc lập có thể sẽ cung cấp một số dịch vụ khác về tài chính và kinh tế, tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng. Các công ty kiểm toán này nhận được sự tin cậy của bên thứ ba hoặc nhà đầu tư.

Bạn có thể xem thêm những thông tin cụ thể về kiểm toán độc lập trong bài viết xem thêm.

Xem thêm: Kiểm toán độc lập là gì? Đặc trưng, mục đích của kiểm toán độc lập

Thứ ba: Kiểm toán nội bộ

Do các kiểm toán viên trong nội bộ tổ chức thực hiện theo yêu cầu của ban Quản trị hoặc Ban Giám đốc. Tuy nhiên, kiểm toán nội bộ thường được áp dụng trong nội bộ công ty mà ít nhận được sự tin cậy từ bên ngoài do người thực hiện kiểm toán là nhân viên trong công ty và làm việc dưới sự chỉ đạo của cấp trên.

Bạn có thể xem thêm những thông tin cụ thể về kiểm toán nội bộ trong bài viết xem thêm.

Xem thêm: Kiểm toán nội bộ là gì? Vai trò, chức năng của kiểm toán nội bộ

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

3. Kiểm toán viên thực hiện những công việc gì?

kiểm toán là gì

3.1. Lập ra kế hoạch kiểm toán

Khâu đầu tiên và rất quan trọng của kiểm toán là lập kế hoạch nhằm định hướng cho toàn bộ hoạt động sau này. Nếu kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán tốt, mọi công việc sẽ diễn ra suôn sẻ, dễ dàng ứng phó với các tình huống phát sinh.

3.2. Xây dựng nên chương trình kiểm toán

Việc xây dựng chương trình kiểm toán giúp kiểm toán viên thực hiện công việc chặt chẽ và chính xác. Để có thể xây dựng nên chương trình kiểm toán, kiểm toán viên cần phải xác định số lượng và thứ tự các bước, các công việc cần làm kể từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc công việc kiểm toán.

3.3. Thu thập thông tin bằng các phương pháp kiểm toán khác nhau

Sử dụng các phương pháp kiểm toán để thu thập thông tin là công việc trọng tâm của kiểm toán viên, cụ thể như sau:

  • Kiểm toán cân đối: Dựa trên các phương trình kế toán để kiểm toán.
  • Đối chiếu trực tiếp: Dựa trên các nguồn tài liệu khác nhau để đối chiếu một chỉ tiêu.
  • Đối chiếu logic: Nghiên cứu các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu có quan hệ với nhau.
  • Điều tra: Dùng các cách khác nhau để tiếp cận và đánh giá các đối tượng kiểm toán.
  • Trắc nghiệm: Tái diễn các hoạt động nghiệp vụ để xác minh lại kết quả của một quá trình, một sự việc đã qua.

3.4. Ghi chép thông tin kiểm toán

Mọi thông tin thu thập được liên quan đến nhận định và con số, sự kiện đều cần kiểm toán viên phải ghi chép lại. Đây là căn cứ, bằng chứng khách quan rất quan trọng để đưa ra những kết luận kiểm toán.

3.5. Đưa ra kết luận và lập báo cáo

Cuối cùng, kiểm toán viên có trách nhiệm đưa ra kết luận kiểm toán. Kết luận này cần được thể hiện ở biên bản hoặc báo cáo kiểm toán. Để đưa ra được kết luận chính xác, kiểm toán viên cần phải:

  • Xem xét các khoản nợ phát sinh ngoài dự kiến.
  • Xem xét các sự kiện xảy ra sau khi kết thúc sự kiện.
  • Đánh giá tính liên tục trong hoạt động của đơn vị.
  • Tập hợp thư giải trình từ Ban Giám đốc.

Sau khi đã đưa ra kết luận, kiểm toán viên cần tổng kết các kết quả và lập thành báo cáo kiểm toán, để từ đó đưa ra kết luận cuối cùng về báo cáo tài chính của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.

4. Một số câu hỏi về kiểm toán

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về kiểm toán mà MISA MeInvoice đã tổng hợp được cho các Quý bạn đọc.

4.1. Cần lưu ý những gì về báo cáo tài chính trong kiểm toán?

Báo cáo tài chính là một trong những thứ không thể thiếu trong các doanh nghiệp với mục đích thống kê lại tất cả các hoạt động kinh doanh và liên quan đến ngân sách của doanh nghiệp. Để tìm hiểu về báo cáo tài chính và những điều cần lưu ý, nhờ bạn tham khảo bài viết xem thêm.

Xem thêm: Báo cáo tài chính gồm những gì? Thời hạn lập báo cáo tài chính

4.2. Có những chuẩn mực kiểm toán nào?

Chuẩn mực kiểm toán là điều luôn cần nhớ đến mỗi khi nhắc đến kiểm toán. Hiện tại có 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Để biết thêm chi tiết, hãy tham khảo bài viết xem thêm dưới đây.

Xem thêm: [Mới] Hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam mới nhất

4.3. Có những phương pháp kiểm toán nào hiện nay?

Tùy thuộc theo quy mô và yêu cầu mà các doanh nghiệp sẽ áp dụng các phương pháp kiểm toán phù hợp như Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát, Phương pháp thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản. Các bạn có thể xem chi tiết trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: [Mới] Tổng hợp và phân loại các phương pháp kiểm toán hiện nay

4.4. Tôi muốn biết những thông tin về bằng chứng kiểm toán

Bằng chứng kiểm toán được xem là một cơ sở rất quan trọng để chứng minh quá trình kiểm toán của doanh nghiệp. Để biết chi tiết hơn những thông tin về bằng chứng kiểm toán, mời bạn tham khảo bài viết dưới.

Xem thêm: Bằng chứng kiểm toán là gì? Các quy định về bằng chứng kiểm toán

4.5. Kiểm toán viên có mức lương trung bình khoảng bao nhiêu?

Tùy vào từng trường hợp trong các hoàn cảnh khác nhau mà kiểm toán viên sẽ có các mức lương khác nhau. Cụ thể hơn, mời bạn xem trong bài viết xem thêm.

Xem thêm: Mức lương kiểm toán viên và điều kiện để có được mức lương mong đợi

4.6. Hiểu như thế nào về mức trọng yếu trong kiểm toán?

Trong báo cáo kiểm toán, người ta thường hay gặp cụm từ “mức trọng yếu”. Vậy mức trọng yếu được hiểu như thế nào cho đúng? Mời các bạn tham khảo bài viết xem thêm để biết được chi tiết.

Xem thêm: Trọng yếu là gì trong kiểm toán? Hướng dẫn xác định mức trọng yếu

4.7. Hiện tại có những thủ tục kiểm toán nào?

Thủ tục kiểm toán là một công việc do kiểm toán viên thực hiện để nhằm thu thập một bằng chứng kiểm toán xác định gắn với mục tiêu kiểm toán. Vậy có những thủ tục kiểm toán nào? Hãy tham khảo bài viết xem thêm của MISA MeInvoice.

Xem thêm: Thủ tục kiểm toán là gì? Các thủ tục kiểm toán và cách phân loại

4.8. Thời hạn nộp báo cáo tài chính và các hồ sơ cần chuẩn bị

Báo cáo tài chính có thời hạn nộp và các loại hồ sơ cần thiết theo quy định của pháp luật. Để biết chi tiết hơn, hãy tham khảo bài viết xem thêm.

Xem thêm: [Mới] Thời hạn nộp báo cáo tài chính và các hồ sơ cần chuẩn bị

4.9. Có những công ty kiểm toán nào uy tín hiện nay?

Có rất nhiều dịch vụ kiểm toán uy tín hiện nay trên thị trường, có thể kể đến như dịch vụ kiểm toán TAF, dịch vụ kiểm toán Ernst & Young Việt Nam, dịch vụ kiểm toán Deloitte Việt Nam, dịch vụ kiểm toán KPMG … Tùy vào quy mô doanh nghiệp của bạn mà bạn có thể chọn công ty kiểm toán phù hợp nhất.

5. Một số thuật ngữ khác cần biết về kiểm toán

Ngoài một số thuật ngữ được nêu trên, có một số thuật ngữ khác về kiểm toán mà Quý bạn đọc cũng nên tìm hiểu thêm.

5.1. Kiểm toán môi trường

Kiểm toán môi trường phục vụ cho mục đích theo dõi, đánh giá toàn diện môi trường để có thể kiểm soát ô nhiễm một cách nhanh chóng. Để biết chi tiết về kiểm toán môi trường, hãy theo dõi bài viết xem thêm.

Xem thêm: [Mới] Kiểm toán môi trường là gì? Quy định về kiểm toán môi trường

5.2. Kiểm toán xây dựng

Có thể hiểu kiểm toán xây dựng cơ bản hay kiểm toán quyết toán dự án là công việc của công ty kiểm toán. Để tìm hiểu kỹ hơn về kiểm toán xây dựng và vai trò, lợi ích, hãy tham khảo bài viết xem thêm.

Xem thêm: Kiểm toán xây dựng là gì? Vai trò, quy trình của kế toán xây dựng

5.3. Kiểm toán tuân thủ

Kiểm toán tuân thủ là một khái niệm tương đối quen thuộc trong lĩnh vực kiểm toán và được nhắc đến thường xuyên. Vậy kiểm toán tuân thủ là gì? Có những gì cần biết về kiểm toán tuân thủ? Hãy tham khảo bài viết xem thêm để biết được chi tiết.

Xem thêm: Kiểm toán tuân thủ là gì? Mục tiêu, phương pháp kiểm toán tuân thủ

5.4. Kiểm toán báo cáo tài chính

Đối với các nhà quản lý, các ngân hàng hoặc các nhà đầu tư, kiểm toán báo cáo tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Vai trò này cụ thể như thế nào? Hãy xem bài viết xem thêm để biết được chi tiết.

Xem thêm: Kiểm toán báo cáo tài chính là gì? Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính

5.5. Kiểm toán nội bộ ngân hàng

Kiểm toán nội bộ ngân hàng là một vị trí nhân sự không thể thiếu, giữ một phần vai trò trong việc kiểm soát tài chính. Vậy kiểm toán nội bộ ngân hàng có những công việc, kỹ năng gì cần thiết? Hãy cùng xem bài viết xem thêm.

Xem thêm: Kiểm toán nội bộ ngân hàng là gì? Công việc, kỹ năng của kiểm toán nội bộ ngân hàng

6. Kết luận

Trên đây là các thông tin liên quan đến kiểm toán mà những người dự định hoặc đang theo ngành cần phải biết. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: