Home Kiến thức Tổng hợp và phân loại các phương pháp kiểm toán hiện nay

Tổng hợp và phân loại các phương pháp kiểm toán hiện nay

2798
các phương pháp kiểm toán hiện nay

Phương pháp kiểm toán cơ bản là gì? Có các phương pháp kiểm toán cơ bản nào? Mời bạn tham khảo câu trả lời trong bài viết sau đây của MISA MeInvoice.

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về các phương pháp kiểm toán, bạn có thể xem trước những thông tin về kiểm toán cần phải biết trong bài viết xem thêm dưới đây.

Xem thêm: [Mới] Kiểm toán là gì? Những công việc mà kiểm toán viên phải làm

1. Phương pháp kiểm toán cơ bản là gì?

các phương pháp kiểm toán hiện nay

Phương pháp kiểm toán cơ bản (thử nghiệm cơ bản) là thủ tục kiểm toán được thiết kế, nhằm phát hiện sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dữ liệu [Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 330].

Toàn bộ đánh giá, phân tích của kiểm toán viên đều phải dựa vào số liệu, thông tin trong báo cáo tài chính và do hệ thống kế toán cung cấp.

Hiện nay, có 02 loại kỹ thuật kiểm toán cơ bản là: Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát và phương pháp thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản.

2. Đối tượng của kiểm toán

Để có thể phù hợp với sự phát triển của kế toán và nhu cầu quản lý, bên cạnh các tài liệu kế toán, kiểm toán viên còn cần quan tâm đến thực trạng của hoạt động tài chính và thực trạng tài sản và các nghiệp vụ tài chính. Như vậy, đối tượng của kiểm toán cụ thể như sau:

2.1. Thực trạng hoạt động tài chính của tổ chức, doanh nghiệp

Hoạt động tài chính là dùng tiền để giải quyết và xử lý các mối quan hệ kinh tế trong đầu tư, trong kinh doanh, trong phân phối và thanh toán nhằm đạt tới lợi ích kinh tế xác định.

Các mối quan hệ tài chính là nội dung nội bộ của các hoạt động tài chính, đồng thời tiền chỉ là hình thức biểu hiện, là phương tiện để giải quyết các mối quan hệ kinh tế đó.

2.2. Tài liệu kế toán của tổ chức, doanh nghiệp

Tài liệu kế toán là hệ thống các chứng từ, sổ sách, các bảng biểu và báo cáo tài chính kế toán.

Theo Luật kế toán: Tài liệu kế toán là chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán.

2.3. Thực trạng tài sản và nghiệp vụ tài chính của tổ chức, doanh nghiệp

Tài sản được biểu hiện dưới nhiều yêu cầu hình thái vật chất khác nhau về quy cách, phẩm chất, bảo quản, bảo dưỡng, đồng thời được lưu trữ trên nhiều kho, nhiều bãi khác nhau với những người quản lý khác nhau.

Mối liên hệ giữa các người quản lý với nhau cũng như giữa người quản lý với người sở hữu tài sản được thực hiện theo các xu hướng và phương thức khác nhau song có xu hướng ngày càng tăng dần sự cách biệt giữa người sở hữu với người bảo quản và sử dụng tài sản.

Mặt khác, khi tình hình sản xuất phát triển, quy mô tài sản cũng tăng theo, quy mô kinh doanh mở rộng, các mối liên kết kinh tế ngày càng đa dạng, phức tạp sẽ dẫn đến khả năng cách biệt giữa tài sản và sự phản ánh của nó trong thông tin kế toán.

Từ những thực tế đó, kiểm toán đã ra đời cùng tính tất yếu phải đặt thực trạng của tài sản vào đối tượng kiểm toán.

Các tài sản trong kinh doanh có dạng vật chất và nguồn gốc hình thành đa dạng, chúng luôn vận động và được thể hiện bởi các nghiệp vụ cụ thể. Dựa trên quá trình vận động này và đặc tính riêng của từng loại tài sản, mối quan hệ kinh tế của mỗi loại cùng sự đa dạng của các nghiệp vụ nên kiểm toán được chia thành các phần hành kiểm toán cụ thể phù hợp với đối tượng của mình.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

3. Các phương pháp kiểm toán cơ bản

phương pháp kiểm toán

Tùy thuộc theo quy mô và yêu cầu mà các doanh nghiệp sẽ áp dụng các phương pháp kiểm toán phù hợp. Cụ thể là các phương pháp kiểm toán cơ bản sau:

3.1. Phương pháp phân tích đánh giá tổng quát

Phân tích đánh giá tổng quát chính là hoạt động xem xét các số liệu trên bản báo cáo tài chính thông qua mối quan hệ và các tỷ lệ giữa những chỉ tiêu trên báo cáo tài chính đó.

Phương pháp này giúp nhân sự kiểm toán khai thác bằng chứng nhanh chóng thông qua việc xác định sai lệch về thông tin, dấu hiệu bất thường trên các báo cáo tài chính. Từ đó, kiểm toán viên có thể xác định được quy mô, mục tiêu, khối lượng công việc cần được kiểm toán.

Phân tích đánh giá tổng quát bao gồm 2 phương pháp chính: Phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất.

3.1.1. Phân tích xu hướng

Là phương pháp so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu. Phương pháp này giúp kiểm toán viên dễ dàng so sánh để thấy được biến động của 1 chỉ tiêu bất kỳ. Từ đó, định hướng chính xác nội dung kiểm toán và xác định vấn đề cần đi sâu.

3.1.2. Phân tích tỷ suất

Là phương pháp đánh giá dựa trên tỷ lệ tương quan giữa các chỉ tiêu, các khoản mục khác nhau để phân tích, đánh giá.

Tùy thuộc từng quy mô của mỗi doanh nghiệp, giới hạn nguồn lực về thời gian, tiền bạc, cũng như trình độ, khả năng, kinh nghiệm của kiểm toán viên mà tiến hành chọn phân tích 1 nhóm hoặc toàn bộ các tỷ suất sau:

  • Khả năng thanh toán
  • Khả năng sinh lời
  • Cấu trúc tài chính

3.2. Phương pháp thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản

Đây là phương pháp kiểm toán được thực hiện bằng cách kiểm tra chi tiết quá trình ghi chép, thanh toán nghiệp vụ kinh tế từ chứng từ vào sổ sách kế toán có liên quan, kiểm tra tính toán, tổng hợp số dư từng khoản.

Ưu điểm của phương pháp thử nghiệm chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản là giúp mang đến bằng chứng kiểm toán có giá trị và sức thuyết phục cao nhất. Phương pháp này thích hợp cho các lĩnh vực tiền mặt, ngoại tệ, đá quý. Tuy nhiên, việc thực hiện sẽ tốn nhiều công sức, thời gian và chi phí của doanh nghiệp nên cần tìm hiểu kỹ phương pháp này trước khi áp dụng.

Tạm kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến các phương pháp kiểm toán cơ bản. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: