Home Kiến thức Kiểm toán tuân thủ là gì? Mục tiêu, phương pháp kiểm toán...

Kiểm toán tuân thủ là gì? Mục tiêu, phương pháp kiểm toán tuân thủ

3819
kiểm toán tuân thủ là gì

Kiểm toán tuân thủ là một trong những khái niệm khá quen thuộc trong lĩnh vực kiểm toán. Vậy kiểm toán tuân thủ là gì? Đối tượng, mục tiêu cũng như nguyên tắc kiểm toán tuân thủ ra sao? Mời bạn tham khảo các thông tin liên quan trong bài viết sau đây của MISA MeInvoice.

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về kiểm toán tuân thủ, bạn có thể tìm hiểu những thông tin cần biết về kiểm toán trong bài viết xem thêm dưới đây.

Xem thêm: [Mới] Kiểm toán là gì? Những công việc mà kiểm toán viên phải làm

1. Kiểm toán tuân thủ là gì?

kiểm toán tuân thủ là gì

Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán để đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện. Kiểm toán tuân thủ được thực hiện bằng việc đánh giá sự tuân thủ các hoạt động, các giao dịch và thông tin, xét trên các khía cạnh trọng yếu theo các quy định áp dụng đối với đơn vị được kiểm toán.

Các quy định đó được xác định là tiêu chí kiểm toán, như: các luật, các văn bản hướng dẫn luật, các quy định, quy chế, chế độ, chính sách mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện.

Trong trường hợp các luật và quy định không đầy đủ hoặc chưa có văn bản hướng dẫn, kiểm toán tuân thủ có thể kiểm tra sự tuân thủ theo các nguyên tắc chung về quản trị tài chính lành mạnh và ứng xử của công chức, viên chức.

2. Đối tượng của kiểm toán tuân thủ

Đối tượng của kiểm toán tuân thủ là bao gồm 2 nhóm chủ thể như sau:

– Kiểm toán nhà nước với đối tượng là các cơ quan nhà nước, cơ quan tổ chức quản lý, tài sản công.

– Kiểm toán độc lập với đối tượng là các doanh nghiệp, tổ chức còn lại, không liên quan đến tài sản công, tài chính công.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

3. Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ

Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ là kiểm toán viên nhà nước sẽ đưa ra ý kiến về việc thực hiện đúng luật, văn bản, quy định, chế độ, quy định, chính sách… của các giao dịch, hoạt động và thông tin đơn vị được kiểm toán xét trên khía cạnh trọng yếu.

Tính tuân thủ trong kiểm toán lĩnh vực công được xem là trọng tâm của kiểm toán tuân thủ, khi mục tiêu của cuộc kiểm toán liên quan đến quản trị tài chính lành mạnh và ứng xử viên chức, công chức thì tính đúng đắn là thích hợp.

Bằng chứng kiểm toán đầy đủ về việc tuân thủ các điều khoản cũng như quy định thừa nhận chung được kiểm toán viên nhà nước thu thập với các mục đích:

– Xác định quy định có thể gây ra sai sót hoặc trường hợp không tuân thủ pháp luật trong báo cáo của đơn vị được kiểm toán.

– Kiến nghị giải quyết những vấn đề không tuân thủ pháp luật và những vấn đề phát hiện trong quá trình kiểm toán.

– Kiểm tra đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật cũng như quy định các giao dịch tài chính, hoạt động tài chính, thông tin tài chính trong báo cáo tài chính.

Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ kết hợp với kiểm toán hoạt động là nhằm kiểm tra việc tuân thủ theo pháp luật và các quy định, tuân thủ các nguyên tắc chung về quản trị tài chính lành mạnh, đánh giá tính kinh tế, tính hiệu lực, tính hiệu quả của các hoạt động, giao dịch trong việc thực hiện các chương trình, dự án của đơn vị được kiểm toán.

4. Ý nghĩa của kiểm toán tuân thủ

ý nghĩa của kiểm toán tuân thủ

So với kiểm toán hoạt động, các tiêu chuẩn và chuẩn mực mà kiểm toán tuân thủ dùng để đánh giá thông tin không phức tạp bằng, chúng sẽ được xác định dễ dàng theo các thủ tục và quy tắc kiểm toán.

Ý nghĩa của công tác kiểm toán tuân thủ là phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp hoặc của các cơ quan quản lý cấp trên. Do đó, kết quả của kiểm toán tuân thủ nói chung sẽ được báo cáo cho người có trách nhiệm trong đơn vị, hoặc cơ quan quản lý cấp trên hơn là phạm vi rộng người sử dụng.

Nếu việc kiểm toán do một khách hàng, mà không phải đơn vị được kiểm toán có nhu cầu, thì kết quả kiểm toán sẽ được báo cáo cho cơ quan có nhu cầu thuê kiểm toán.

5. Nguyên tắc của kiểm toán tuân thủ

Công tác kiểm toán là quá trình đánh giá, thu thập bằng chứng kiểm toán một cách khách quan, có hệ thống về sự tuân thủ của nội dung kiểm toán theo quy định hiện hành xác định là tiêu chí kiểm toán.

Theo đó, kiểm toán tuân thủ cần tuân theo các nguyên tắc sau đây:

✅Nguyên tắc chung của kiểm toán tuân thủ – Đạo đức nghề nghiệp và tính độc lập: Kiểm toán viên cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc, đạo đức nghề nghiệp, bao gồm cả tính độc lập trong công việc.

– Kiểm soát chất lượng kiểm toán: Kiểm toán tuân thủ cần thực hiện các cuộc kiểm soát chất lượng để đảm bảo được tất cả các cuộc kiểm toán đã tuân thủ đúng luật pháp và chuẩn mực kế toán liên quan.

– Chuyên môn cao và luôn có thái độ hoài nghi khi làm việc: Cụ thể, khi thực hiện hoạt động kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán, báo cáo kiểm toán, các kiểm toán viên luôn phải giữ được thái độ hoài nghi nghề nghiệp, để đảm bảo chất lượng công việc.

✅Các nguyên tắc khác – Nguyên tắc liên quan tới quá trình kiểm toán.

– Nguyên tắc chung mà kiểm toán Nhà nước cần xem xét trong suốt quá trình kiểm toán.

Tạm kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến kiểm toán tuân thủ. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: