Home Kiến thức Blog COVID-19: Doanh nghiệp “bén duyên” với mô hình làm việc số như...

COVID-19: Doanh nghiệp “bén duyên” với mô hình làm việc số như thế nào?

311

Đại dịch COVID-19 đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế toàn cầu và sức ảnh hưởng của nó được dự báo còn kéo dài đến năm 2028. Trong tình cảnh “sống chung với lũ”, chuyển đổi số được coi là giải pháp hàng đầu để các doanh nghiệp tồn tại trên thị trường. Những yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược chuyển đổi số bao gồm: tư duy, cấu trúc, mô hình làm việc và công nghệ. Trong đó chuyển đổi mô hình làm việc số được coi là yếu tố quan trọng cốt lõi.

*Nguồn: Deloitte

>>>Có thể bạn quan tâm: 

  1. Chuyển đổi số là gì? Doanh nghiệp Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ chuyển đổi số
  2. Các bước chuyển đổi số doanh nghiệp thành công
  3. 8 Lý do khiến doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại
  4. Tiềm năng chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam
  5. 7 Xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2021

Chuyển đối số đã thay đổi mô hình làm việc như thế nào sau đại dịch?

Mô hình làm việc số đã có hình thái như thế nào sau màu dịch?

1. Mô hình làm việc số giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất công việc và doanh số

Trong đại dịch, hàng triệu doanh nghiệp đã phải rút lui khỏi thị trường, số còn lại phải áp dụng các biện pháp cắt giảm nhân sự, chi phí, thu nhỏ quy mô,…để cầm cự qua mùa dịch. Tuy nhiên rất nhiều doanh nghiệp vẫn tăng trưởng dương thậm chí còn tăng trưởng thần kỳ so với các năm trước? Tại sao xảy ra tình trạng đó?

Mô hình làm việc số – bán hàng trực tuyến bắt đầu trở thành vũ khí của các doanh nghiệp này. Một sự thật rằng khi làm việc từ xa bạn sẽ không cần trả tiền mặt bằng, chi phí điện nước, chi phí duy trì thiết bị văn phòng,…Bán hàng trực tuyến cũng tương tự như vậy, dù đại dịch nhưng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng không giảm là cơ hội để các doanh nghiệp chớp thời cơ bán hàng Online. Các mô hình giao hàng nhanh được tận dụng tối đa. Tiết kiệm chi phí mặt bằng, chi phí văn phòng, chi phí giao hàng, chi phí nhân sự là lý do tại sao những doanh nghiệp này “phất” lên nhanh chóng.

Tuy nhiên, điều kiện cần của mô hình làm việc này chính là công nghệ. Bạn sẽ làm việc với đội nhóm của mình như thế nào khi không gặp mặt? Bạn sẽ quản lý điều hành công việc nhân viên ra sao? làm sao bạn chắc chắn nhân viên của mình có đang làm việc? ngay cả câu chuyện chấm công, đơn từ, xét duyệt,…cũng sẽ là rào cản khi làm việc từ xa. Công nghệ – chuyển đổi số chính là “mã khóa” lý giải vấn đề này.

2. COVID 19: Chuyển đổi số khai phá khả năng sáng tạo của con người

Theo Deloitte: “Chuyển đổi số đã mang đến cho con người cơ hội tiếp cận với dữ liệu thông tin toàn cầu, tăng khả năng sáng tạo, khả năng kết nối giữa người bán và người mua trên mọi phương tiện”

Một ý tưởng sáng tạo luôn luôn được ra đời dựa trên những kiến thức nền tảng có sẵn. Chúng ta có thể lấy dữ liệu đó từ đâu nếu kho dữ liệu bị giới hạn. Chuyển đổi số giúp con người tiếp cận với dữ liệu thông tin khổng lồ toàn cầu, đó là nền tảng tạo ra những ý tưởng sáng tạo trong kinh doanh.

3. Thay đổi lối tư duy về chuyển đổi số mô hình làm việc trong tổ chức

Chuyển đổi số không chỉ là chuyển đổi công nghệ mà còn là chuyển đổi văn hóa, tư duy, lối làm việc của toàn thể cá nhân trong tổ chức của bạn.

Theo khảo sát của Deloitte trên 600 CEO : 60% trong số họ cho rằng áp dụng công nghệ không khó, cái khó của chuyển đổi số là thay đổi lối tư duy cũ, thói quen làm việc cũ của nhân viên.

Sau đại dịch, các doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm hơn đến việc đào tạo, truyền thông “kế hoạch truyền thông” cho toàn bộ nhân viên của mình.

Các bước để chuyển đổi sang mô hình làm việc số

Bước 1: Xây dựng mục tiêu và kế hoạch cụ thể

Hãy xây dựng một chiến lược bao gồm mục tiêu và kế hoạch cụ thể. Ví dụ mục tiêu và kế hoạch chuyển đổi mô hình làm việc số:

  • Xác định tình trạng hiện tại của công ty
  • Mục tiêu, tầm nhìn của công ty trong tương lai
  • Các nội dung doanh nghiệp cần ưu tiên chuyển đổi số? tại sao chọn những ngành đó?
  • Nguồn lực cần bổ sung trong chiến dịch này
  • Những công nghệ sẽ áp dụng?
  • Kế hoạch ngân sách

Bước 2: Đẩy mạnh công nghệ vào các ngành, lĩnh vực trong tổ chức

Sau khi xác định mục tiêu, kế hoạch chuyển đổi số cụ thể, doanh nghiệp cần nhanh chóng lấp đầy những công nghệ thiết yếu nhất tại các lĩnh vực đang cấp thiết. Ví dụ như nâng cao chất lượng tư vấn khách hàng, rút ngắn thời gian bán hàng, tự động hóa quy trình nội bộ, cắt giảm giấy tờ,…

Bước 3: Số hóa giấy tờ

Số hóa giấy tờ là việc chuyển đổi hoàn toàn dữ liệu ở dạng sách, hồ sơ, giấy tờ sang dữ liệu điện tử. Hiện nay, với sự xuất hiện của công nghệ điện toán đám mây Cloud, mọi dữ liệu của doanh nghiệp từ bản kế hoạch, giao việc, dự trù chi phí, hóa đơn, hồ sơ nhân sự, dữ liệu khách hàng,…đều được lưu trữ bằng công nghệ cloud.

Bước 4: Xây dựng một đội nhóm vững mạnh

Doanh nghiệp xây dựng một đội nhóm vững mạnh có thể mang lại 4 lợi thế lớn trong hành trình chuyển đổi số sau đây:

  • Tăng tốc độ thực hiện chương trình chuyển đổi số: Trách nhiệm được xác định rõ ràng đối với việc ra quyết định, quyền sở hữu và nhiệm vụ thực hiện. Điều đó cho phép quy trình công việc ít bị gián đoạn hơn. Điều này giúp cho thời gian thực hiện chương trình chuyển đổi số diễn ra nhanh chóng hơn.
  • Nâng cao trải nghiệm hài lòng của khách hàng: Đội ngũ kinh doanh với quy trình hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp sẽ giúp rút ngắn thời gian chờ đợi từ khách hàng, cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng. 
  • Nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi của mô hình làm việc số: Một tập thể có tinh thần chiến đấu cao sẽ nhanh chóng thích nghi được với thay đổi môi trường mới, công nghệ mới và những thay đổi của thị trường.
  • Tăng sức cạnh tranh trên thị trường: Con người luôn là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Công nghệ hiện đại kết hợp đội nhóm làm việc hiệu quả sẽ mang lại sức cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp.

Bước 5: Triển khai và đánh giá

Sau khi triển khai thử nghiệm hiệu quả, doanh nghiệp cần nhanh chóng triển khai trên diện rộng và đánh giá kết quả thực hiện, điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn.

Giới thiệu giải pháp số hóa văn phòng làm việc – hóa đơn điện tử MISA meInvoice

Số hóa văn phòng – giảm tải công việc cho kế toán bằng giải pháp hóa đơn điện tử MISA meInvoice.

Quý doanh nghiệp nhanh tay đăng ký trải nghiệm để nhận ƯU ĐÃI giá trị từ MISA meInvoice:

  • Giảm 40% cho khách hàng khi sử dụng trọn bộ 4 giải pháp giao dịch điện tử
  • Miễn 100% phí thuê bao hàng năm
  • Miễn 100% phí thiết kế mẫu hóa đơn cơ bản
  • MIỄN 100% phí tích hợp với các phần mềm kế toán, bán hàng, quản trị khác nhau
  • MIỄN 100% phí tư vấn thủ tục đăng ký sử dụng HĐĐT với Cơ quan Thuế
  • MIỄN 100% phí lưu trữ, tra cứu hóa đơn 10 năm

Dùng thử hóa đơn điện tử

Hy vọng bài viết trên đây mang lại kiến thức hữu ích cho các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp mới thành lập. Theo dõi Website của MISA meInvoice để đón đọc những nội dung bổ ích nhé!

>>Xem thêm nội dung hữu ích tại đây:

  1. Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng
  2. Tổng quan các tính năng của phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice
  3. Chuyển đổi sang hóa đơn điện tử sớm: Việc hôm nay chớ để ngày mai
  4. Hướng dẫn Lập và Xuất hóa đơn điện tử mọi lúc mọi nơi