Home Kiến thức 5 Bước chuyển đổi số Doanh nghiệp thành công

5 Bước chuyển đổi số Doanh nghiệp thành công

838

Theo nhận định từ các chuyên gia, chuyển đổi số sẽ là vũ khí đắc lực cho các doanh nghiệp phát triển trong năm 2021. Một chiến lược bao gồm các bước chuyển đổi số thông minh sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được mức tăng trưởng kỳ vọng và vượt qua đối thủ cạnh tranh.

Trên thực tế, từ dữ liệu nghiên cứu của Tech Pro Research cho thấy:

  • 70% các công ty triển khai chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số có mức tăng trưởng vượt kế hoạch ít nhất 5%
  • 55% các công ty cũng cho biết ngân sách chuyển đổi kỹ thuật số của họ đang tăng lên hàng năm

Trong bài đăng này, chúng tôi sẽ cung cấp kiến thức về định nghĩa chuyển đổi số và các bước chuyển đổi số doanh nghiệp thành công.

*Nguồn: unosquare

>>>Có thể bạn quan tâm: 

  1. 8 Lý do khiến doanh nghiệp chuyển đổi số thất bại
  2. Tiềm năng chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam
  3. 7 Xu hướng chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2021
  4. 6 Chiến lược chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp nhỏ

Chuyển đổi số là gì?

Chuyển đổi số là quá trình doanh nghiệp chuyển đổi hoàn toàn cách thức thực hiện công việc, dữ liệu, quy trình,… bằng việc áp dụng công nghệ hiện đại.

Theo thống kê từ Tập đoàn hệ thống công nghệ Hoa Kỳ Cisco: quá trình số hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam có thể đóng góp từ 24-30 tỷ USD vào GDP trong năm 2024. Tuy nhiên, hơn 70% doanh nghiệp SME tại Việt Nam vẫn đang phản ứng thụ động với những thay đổi của làn sóng công nghệ.

Theo khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin tại Việt Nam cả nước chỉ có 15% doanh nghiệp đã và đang triển khai giải pháp chuyển đổi số.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể đến từ việc các doanh nghiệp chưa nắm được các bước chuyển đổi số cụ thể và những công nghệ chuyển đổi số.

5 Bước Doanh nghiệp cần làm để chuyển đổi số thành công

Hiểu được khó khăn đó, chúng tôi biên tập nội dung “Các bước chuyển đổi số Doanh nghiệp cần biết dưới đây:

Bước 1: Xác lập mục tiêu và tầm nhìn của Doanh nghiệp

Trước khi bắt tay vào quá trình chuyển đổi số, doanh nghiệp cần xây dựng mục tiêu doanh nghiệp mong muốn. Hãy trả lời những câu hỏi:

  • Khoảng trống trong các chiến lược kinh doanh trước và mô hình tổ chức của doanh nghiệp?
  • Doanh nghiệp có thể áp dụng công nghệ hỗ trợ nhân viên của mình ở những công việc nào?
  • Đội ngũ nhân viên đang gặp vấn đề gì về quy trình làm việc không?
  • Xác định mục tiêu doanh thu của công ty

Bên cạnh đó, Doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến những tác động của chuyển đổi số đến khách hàng. Hãy trả lời những câu hỏi như:

  • Doanh nghiệp muốn cung cấp trải nghiệm như thế nào cho khách hàng của mình?
  • Làm thế nào để rút ngắn thời gian khách hàng chờ đợi?
  • Áp dụng công nghệ để giảm thiểu các công việc xử lý thủ công của nhân viên như thế nào?

Những vấn đề xuất phát từ khách hàng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều công ty công nghệ cao báo cáo rằng họ đã cắt giảm chi phí từ 10% – 20% nhờ chuyển đổi số. Các công ty này cũng báo cáo tăng trưởng doanh thu từ 10% – 15% từ việc chuyển đổi quy trình trải nghiệm khách hàng của họ.

Bước 2: Số hóa giấy tờ – cắt giảm tối đa công việc thủ công

Trong các bước chuyển đổi số thành công, số hóa giấy tờ được coi là bước cơ bản nhất doanh nghiệp phải thực hiện. 

Số hóa giấy tờ là việc chuyển đổi hoàn toàn dữ liệu ở dạng sách, hồ sơ, giấy tờ sang dữ liệu điện tử. Hiện nay, với sự xuất hiện của công nghệ điện toán đám mây Cloud, mọi dữ liệu của doanh nghiệp từ bản kế hoạch, giao việc, dự trù chi phí, hóa đơn, hồ sơ nhân sự, dữ liệu khách hàng,…đều được lưu trữ bằng công nghệ cloud.

Bước 3: Làm việc trực tuyến – xây dựng văn phòng điện tử 4.0

Remotely Working là một trong các bước chuyển đổi số đang được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Sau đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp đã có cơ hội tiếp cận nhiều hơn với mô hình làm việc từ xa. 

Theo báo cáo từ Forbes, Thế giới đến năm 2025, ước tính khoảng 70% lực lượng lao động sẽ làm việc từ xa ít nhất 5 ngày một tháng. 

Điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp cần có phương pháp quản lý công việc và nhân viên từ xa. Xây dựng một văn phòng điện tử – làm việc online sẽ là xu hướng mới trong những năm tới. Một phần mềm quản trị doanh nghiệp hiệu quả sẽ là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn này.

>>> Tham khảo ngay: phần mềm quản trị công việc – kết nối temwork mọi lúc mọi nơi

Bước 4: Số hóa quy trình 

Quy trình là vấn đề khó nhất trong các bước chuyển đổi số của doanh nghiệp. Tuy nhiên đây lại bước quan trọng nhất trong chặng đường chuyển đổi số. 

Quy trình Doanh nghiệp được chia thành:

  • Quy trình nội bộ Doanh nghiệp: quy trình làm việc giữa cấp trên cấp dưới, quy trình làm việc liên phòng ban, quy trình làm việc nội bộ phòng ban, quy trình làm việc của cá nhân.
  • Quy trình làm việc khách hàng: Quy trình chăm sóc, tư vấn khách hàng, quy trình làm việc với đối tác.

Số hóa quy trình sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian làm việc nội bộ, đặt và giải quyết vấn đề nhanh – gọn hơn, tiết kiệm chi phí nhân sự, tăng năng suất xử lý công việc,… Mặt khác, số hóa quy trình giúp doanh nghiệp tăng trải nghiệm hài lòng của khách hàng, đối tác, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Bước 5: Áp dụng công nghệ 4.0

Công nghệ quyết định 70% sự thành công của doanh nghiệp trong tất cả các bước chuyển đổi số doanh nghiệp.

Từ việc số hóa giấy tờ, số hóa văn phòng, làm việc từ xa đến chuyển đổi số quy trình làm việc đều cần sự can thiệp của công nghệ 4.0. Có thể thấy áp dụng công nghệ là xu hướng chuyển đổi số trong những năm tới.

Điểm danh những phần mềm công nghệ cốt lõi doanh nghiệp cần triển khai trong cuộc đua chuyển đổi số:

  1. Làm việc từ xa – xây dựng văn phòng điện tử

>>>Tham khảo: Phần mềm quản trị doanh nghiệp MISA AMIS – tối ưu quy trình làm việc trong doanh nghiệp

2. Quản lý – chăm sóc khách hàng

>>> Tham khảo: Phần mềm bán hàng – chăm sóc khách hàng MISA CRM

3. Số hóa giấy tờ – số hóa văn phòng

MISA giới thiệu phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice – tiết kiệm 80% thời gian xử lý công việc của bộ phận kế toán.

Dùng thử hóa đơn điện tử

MISA MEINVOICE LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE VẤN ĐỀ CỦA BẠN

Hotline: 090 488 5833

Website: https://www.meinvoice.vn/

Email: [email protected]

Facebook: https://www.facebook.com/MISA.MEINVOICE