Home Kiến thức Ấn định thuế là gì? Khi nào doanh nghiệp bị ấn...

[Mới] Ấn định thuế là gì? Khi nào doanh nghiệp bị ấn định thuế?

2047
ấn định thuế

Nhiều cơ quan, tổ chức băn khoăn tại sao doanh nghiệp của mình phải đóng thuế theo mức mà cơ quan quản lý thuế đưa xuống. Vậy ấn định thuế là gì? Khi nào thì doanh nghiệp bị ấn định thuế? Tất cả những thắc mắc sẽ được MISA MeInvoice giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây.

ấn định thuế

1. Ấn định thuế là gì?

ấn định thuế là gì

Trên cơ sở pháp luật Việt Nam hiện nay, chưa có văn bản nào định nghĩa về ấn định thuế. Tuy nhiên, có thể hiểu đơn giản như sau: Ấn định thuế là việc mà cơ quan quản lý thuế xác định mức thuế và bắt buộc những NNT (người nộp thuế) phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.

2. Nguyên tắc ấn định thuế

Nguyên tắc ấn định thuế được quy định tại nội dung Điều 49 thuộc Luật Quản lý thuế 2019 như sau:

  • Ấn định thuế phải dựa vào nguyên tắc quản lý thuế, căn cứ mức thu nhập tính thuế, phương pháp tính thuế phải phù hợp với quy định của pháp luật về thuế và quy định pháp luật về hải quan.
  • Cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố, căn cứ tính thuế để xác định số thuế mà NNT cần phải nộp.

3. Các trường hợp bị ấn định thuế

Theo nội dung được ban hành tại Điều 50, 51,52 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về những đối tượng bị ấn định thuế thuộc 2 nhóm là doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thuế và doanh nghiệp hàng hóa xuất nhập khẩu.

3.1. Doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thuế bị ấn định thuế

doanh nghiệp vi phạm pháp luật về ấn định thuế

Nhóm doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thuế bị ấn định thuế thuộc 9 trường hợp dưới đây:

  • Không thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, không nộp bổ sung những giấy tờ thiếu sót trong hồ sơ khai thuế hoặc khai thuế không đúng sự thật, thiếu tính trung thực và tính xác thực về căn cứ thuế.
  • Số liệu trên sổ kế toán không được phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ tạo nên việc khó xác định số thuế cần phải nộp.
  • Không xuất trình được các loại chứng từ, hóa đơn, sổ kế toán và những tài liệu khác liên quan đến việc xác định mức thuế cần nộp  trong thời hạn.
  • Có ý chống đối, không chấp hành những quyết định khi thanh tra thuế, kiểm tra thuế.
  • Thực hiện những giao dịch trao đổi, hạch toán hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị thông thường trên thị trường.
  • Có dấu hiệu trốn thuế hoặc phát tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế.
  • Các giao dịch thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm giảm nghĩa vụ đóng thuế của NNT.
  • Không tuân thủ về việc kê khai, xác định giá trị giao dịch liên kết hoặc không cung cấp thông tin theo quy định của cơ quan quản lý thuế yêu cầu đối với doanh nghiệp khi có giao dịch phát sinh liên kết.

Xem thêm: [Mới] Thanh tra thuế là gì? Quy định của pháp luật về thanh tra thuế

3.2. Doanh nghiệp hàng hóa – xuất khẩu bị ấn định thuế

doanh nghiệp hàng hóa - xuất khẩu bị ấn định thuế

Nhóm doanh nghiệp hàng hóa – xuất khẩu bị ấn định thuế khi thuộc 8 trường hợp sau đây:

  • Người khai thuế căn cứ vào những tài liệu không hợp pháp để kê khai thuế, tính thuế; không khai thuế hoặc nội dung kê khai thuế không đầy đủ, thiếu tính chính xác ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
  • Người khai thuế không cung cấp hoặc cố ý kéo dài, trì hoãn thời gian cung cấp hồ sơ, sổ kế toán, các chứng từ liên quan đến việc xác định số tiền thuế cần nộp, làm hồ sơ khai thuế bị quá hạn.
  • Người khai thuế không trình bày, chứng minh được hoặc quá thời gian vẫn không giải trình được các nội dung liên quan đến nghĩa vụ xác định thuế; không chấp hành các quyết định của cơ quan hải quan về kiểm tra, thanh tra thuế.
  • Số liệu trên sổ kế toán không được người khai thuế phản ánh đầy đủ, thiếu tính trung thực.
  • Cơ quan hải quan có đủ những căn cứ, bằng chứng về việc khai báo giá trị không đúng với giá trị giao dịch thực tế.
  • Các giao dịch thực hiện không đúng với bản chất kinh tế, không đúng thực tế phát sinh nhằm giảm nghĩa vụ đóng thuế.
  • Người khai thuế không tự tính được số thuế phải nộp.
  • Trường hợp bị cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện việc kê khai, tính thuế không đúng với quy định của pháp luật đưa ra.

4. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế trong việc ấn định thuế

4.1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế

+ Cơ quan quản lý thuế cần thông báo bằng văn bản về nội dung ấn định thuế cho doanh nghiệp, tổ chức cũng như về lý do, căn cứ, số thuế và thời gian nộp tiền thuế.

+ Trong trường hợp cơ quan quản lý thuế đưa số tiền thuế ấn định cao hơn số tiền thuế mà doanh nghiệp, tổ chức cần chi trả thì cơ quan quản lý thuế phải có trách nhiệm hoàn trả số thuế bị chênh lệch. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý thuế cũng cần phải bồi thường theo quy định giải quyết khiếu nại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4.2. Trách nhiệm của người nộp thuế

+ Người đại diện nộp thuế cần thực hiện theo đúng nội dung được thông báo bằng văn bản bởi cơ quan quản lý thuế. Người nộp thuế phải có trách nhiệm hoàn thành số thuế cần phải đóng trong thời gian quy định. 

+ Trong trường hợp người nộp thuế thấy mức thuế ấn định chưa phù hợp đối với hoạt động kinh doanh của mình thì vẫn phải đóng số thuế đã ấn định và có quyền yêu cầu cơ quan quản lý thuế giải trình và khiếu nại, khởi kiện khi phát hiện số thuế bị ấn định sai.

5. Các câu hỏi liên quan đến ấn định thuế

5.1. Dựa vào căn cứ nào để xác định những trường hợp bị ấn định thuế?

những căn cứ ấn định thuế

Khi cơ quan quản lý thuế đưa xuống văn bản ấn định thuế cho doanh nghiệp thì dựa trên cơ sở và căn cứ phù hợp với pháp luật. 

Đối với doanh nghiệp vi phạm pháp luật thì cơ quan quản lý thuế căn cứ theo:

  • Cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và thương mại;
  • So sánh số tiền thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh cùng mặt hàng, ngành, nghề, quy mô tại địa phương. Trường hợp tại địa phương của cơ sở kinh doanh không có thông tin về mặt hàng, ngành, nghề, quy mô của cơ sở kinh doanh thì so sánh với địa phương khác;
  • Tài liệu và quyết định nằm trong kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực;
  • Tỷ lệ số thuế phải thu trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành hàng.

Đối với doanh nghiệp hàng hóa – xuất khẩu, cục hải quan dựa vào những căn cứ dưới đây:

  • Số lượng hàng hóa xuất – nhập khẩu;
  • Căn cứ vào phương pháp tính thuế, khai thuế;
  • Cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế và thương mại;
  • Hồ sơ khai báo tại cục hải quan;
  • Tài liệu và hồ sơ khác liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để ấn định số tiền thuế phải nộp.

5.2. Mức ấn định thuế mà người nộp thuế cần đóng là bao nhiêu?

Mức ấn định thuế sẽ phụ thuộc vào doanh thu của tổ chức, doanh nghiệp và được cơ quan thuế kiểm tra và xác định trên cơ sở hồ sơ khai thuế.

6. Lời kết

Vậy qua nội dung trên mà MISA MeInvoice thì chắc có lẽ bạn đọc đã tìm ra định nghĩa “ấn định thuế là gì” đặt ra ở đầu bài. Việc ấn định thuế sẽ phụ thuộc nhiều đối với hồ sơ khi khai thuế, nên bạn cần khai thuế một cách chính xác và đi kèm với những chứng từ phù hợp với quy định của pháp luật.

Ngoài ra, nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu chuyển đổi và sử dụng chứng từ điện tử khấu trừ thuế TNCN theo Nghị định 123, Thông tư 78, Công ty cổ phần MISA đã phát hành phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ chứng từ điện tử mới nhất, cùng với nhiều lợi ích tuyệt vời như:

  • Cung cấp bộ hồ sơ đăng ký mẫu theo Thông tư 78, đơn vị sử dụng mẫu này nộp đăng ký với Cơ quan thuế.
  • Đáp ứng thiết lập mẫu, lập và ký điện tử mẫu chứng từ khấu trừ theo Nghị định 123, Thông tư 78.
  • Xử lý các chứng từ đã lập khi có sai sót.
  • Lập và nộp bảng kê sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử gửi Cơ quan thuế.
Giao diện module “Chứng từ khấu trừ thuế” trên phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN

Video giới thiệu phần mềm MISA Amis Thuế TNCN

Nếu Quý doanh nghiệp quan tâm và có nhu cầu tư vấn miễn phí về phần mềm MISA AMIS Thuế TNCN, hãy nhanh tay đăng ký tại đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất: