Home Kiến thức Bảng theo dõi hóa đơn đầu ra đầu vào – Cập nhật...

Bảng theo dõi hóa đơn đầu ra đầu vào – Cập nhật mẫu mới nhất hiện nay

21766
hoa-don-dien-tu-dau-vao

Bảng theo dõi hóa đơn đầu ra đầu vào dưới đây sẽ giúp việc kê khai, nộp thuể đảm bảo tính chính xác, hợp pháp. Kế toán doanh nghiệp sẽ quản lý hóa đơn đầu vào đầu ra dễ dàng và tiện lợi hơn. Dưới đây là bảng theo dõi hóa đơn hóa đơn đầu vào đầu ra mẫu cập nhật mới nhất và những lưu ý cần biết về hóa đơn đầu vào. 

MISA meInvoice đã cho ra đời phân hệ quản lý hóa đơn điện tử đầu vào trên phần mềm. Theo dõi bài viết để làm sáng tỏ lý do tại sao doanh nghiệp nên và phải quản lý khoa học hóa đơn đầu vào.

Hóa đơn đầu vào được ghi nhận tính chi phí được khấu trừ cho doanh nghiệp. Do đó kế toán cần quản lý hóa đơn đầu vào, hạch toán khoản chi phí này một cách chính xác để bảo vệ quyền lợi cho công ty. Tuy nhiên hóa đơn đầu vào đi kèm với các hoạt động kinh tế phát sinh do đó sẽ bao gồm nhiều hạng mục như: hóa đơn mua cùng ngày, hóa đơn thanh toán nhiều lần, hóa đơn đã kê khai thuế, chưa kê khai thuế,… Vậy làm sao để quản lý hóa đơn đầu vào hiệu quả?

quan-ly-hoa-don-dien-tu-dau-vao-1

1. Hóa đơn đầu vào là gì?

Hóa đơn đầu vào được hiểu là những hóa đơn dùng vào mục đích mua sắm các hàng hóa, vật tư phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì thế, khi tiến hành xuất hàng ra khỏi kho lưu trữ. Doanh nghiệp sẽ cần phải có các chứng từ sau để làm căn cứ quyết toán các nghiệp vụ có liên quan bao gồm:

  • Hợp đồng mua bán hàng hóa.
  • Phiếu xuất, nhập kho đối với các hàng hóa bán ra hoặc mua vào,
  • Phiếu thu, biên lai ghi lại số tiền giao dịch với khách hàng với các loại hàng hóa mua vào khác nhau.
  • Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán.

>>> Xem chi tiết về: Hóa đơn đầu vào là gì? Vấn đề quan trọng về hóa đơn đầu vào kế toán cần lưu ý.

2. Mẫu bảng theo dõi hóa đơn đầu ra đầu vào mới nhất

Kế toán có thể sử dụng mẫu bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào số 01-2/GTGT hoặc tự lập bảng theo dõi hóa đơn trên excel.

Cách 1: Sử dụng mẫu BẢNG KÊ HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ CỦA HÀNG HÓA, DỊCH VỤ MUA VÀO

Kèm theo tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT, ban hành theo Thông tư số 119/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

bang theo doi hoa don dau vao thu cong

Cách 2: Mẫu bảng kê mua vào 01-2/GTGT trên Excel

mau bang ke mua vao 01-2_gtgt

Cụ thể từng chỉ tiêu trên bảng kê

Cột 2 “Số hóa đơn”: Ghi số hóa đơn trên hóa đơn GTGT đầu vào
Cột 3 “Ngày, tháng, năm lập hóa đơn”: Ghi ngày tháng trên hóa đơn GTGT đầu vào
Cột 4 “Tên người bán”: Ghi tên công ty bán hàng trên hóa đơn đầu vào
Cột 5 “Mã số thuế người bán”: Ghi mã số thuế của công ty bán trên HĐ ĐV
Cột 6 “Giá trị HH-DV mua vào”: Ghi số tiền tại dòng cộng tiền hàng trên HĐ ĐV
Cột 7 “Tổng số tiền thuế GTGT đầu vào”: Ghi số tiền thuế GTGT trên HĐ ĐV
Cột 8 “Số thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ”: Ghi số tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Chú ý:
– Thông thường cột 7 sẽ bằng cột 8. Nhưng nếu hóa đơn đó có phần thuế GTGT đầu vào không đủ điều kiện khấu trừ thì khi đó cột 7 sẽ lớn hơn cột 8.
– Đối với hóa đơn mua vào là HĐ điều chỉnh giảm cho các hóa đơn đã mua vào trước đó thì ghi số giá trị âm bằng cách đặt dấu trừ đằng trước giá trị hàng hoá và tiền thuế.

TẢI NGAY: MẪU BẢNG KÊ MUA VÀO 01-2/GTGT EXCEL

Cách làm bảng theo dõi hóa đơn đầu vào chứng từ hàng hóa dịch vụ

1. Căn cứ để lập bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào: 

a) Căn cứ để lập bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào:

  • Hóa đơn giá trị gia tăng đủ điều kiện khấu trừ. Bao gồm cả hóa đơn bỏ sót của các kỳ trước vì Doanh nghiệp được KK khấu trừ trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra tại doanh nghiệp.
  • Chứng từ, biên lai nộp thuế GTGT tại khâu nhập khẩu của hàng hóa dịch vụ mua vào trong kỳ tính thuế.
  • Chứng từ nộp thay thuế GTGT cho nhà thầu nước ngoài.

b) Không kê khai lên bảng kê 01-2/GTGT hóa đơn sau:

+ HĐ bán hàng, hóa đơn mua của các công ty kê khai tính thuế theo phương pháp trực tiếp.

+ HĐ GTGT không đáp ứng điều kiện khấu trừ theo quy định thuế GTGT.

+ HĐ không chịu thuế GTGT.

2. Cách kê khai chứng từ trên bảng theo dõi hóa đơn đầu vào: 

Trên mẫu 01-2/GTGT có 2 dòng như sau:

Hàng hóa, dịch vụ dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT và sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ thuế:  Mục này để kê các hóa đơn, chứng từu đủ điều kiện khấu trừ thuế. Tất cả các hóa đơn, chứng từ đủ điều kiện khấu trừ đều được điền trong mục này.
Hàng hóa, dịch vụ dùng chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều kịện khấu trừ thuế:  Để kê các hóa đơn, dịch vụ mua vào dùng chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế và không chịu thuế. Chỉ kê khai vào mục này khi công ty vừa kinh doanh các mặt hàng chịu thuế vừa kinh doanh các mặt hàng không chịu thuế.

 

Theo Khoan 9 Đieu 1 Thong tu 262015TT-BTC

Thuế GTGT Đầu vào
được khấu trừ
= Thuế GTGT đầu vào dùng chung
—————————————————–
  X Doanh thu chịu thuế
Tổng doanh thu
(DT chịu thuế + DT không chịu thuế)

 

2. Bảng theo dõi hóa đơn đầu vào thủ công gặp khó khăn gì?

Kế toán tại các doanh nghiệp đang quản lý hóa đơn đầu vào như thế nào?

1. Lưu trữ hóa đơn đầu vào thủ công Đối với hóa đơn giấy: kế toán thực hiện lưu trữ hóa đơn đầu vào bằng việc phân loại cất giữ thủ công. Do đó, việc tìm kiếm, tra cứu lại hóa đơn lãng phí nhiều thời gian của bộ phận kế toán.

Đối với hóa đơn điện tử: kế toán nhận hóa đơn từ email sau đó lưu trữ vào các folder trên máy tính.

2. Nhập liệu thông tin từ hóa đơn đầu vào lên excel để quản lý Sau khi nhận hóa đơn, kế toán thực hiện nhập liệu thủ công lên bảng tính excel hoặc phần mềm để theo dõi. Tình trạng này gây lãng phí thời gian và dễ dẫn đến sai sót trong quá trình nhập liệu.
3. Tra cứu hóa đơn đầu vào khi xảy ra sai sót/ vấn đề pháp lý thủ công Việc tra cứu, truy vết thông tin mua hàng trong quá khứ gặp nhiều khó khăn do kế toán lưu trữ thủ công bằng giấy tờ hoặc bảng tính. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của công ty khi phát hiện vấn đề sai sót hoặc cơ quan chức năng yêu cầu kiểm tra.
4. Thường xuyên xảy ra tình trạng thất lạc hóa đơn – ảnh hưởng đến quyền lợi của công ty Mất hóa đơn là tình trạng thường xuyên xảy ra tại các đơn vị kinh tế bởi hóa đơn giấy chỉ được lưu trữ trong một thời gian giới hạn. 

 

hoa-don-dien-tu-meinvoice-GMB 7.10 1

>>> Xem thêm bài viết: Quy trình lập và xuất Hóa đơn điện tử mới nhất

3. Hướng dẫn nhập và quản lý hóa đơn điện tử đầu vào trên phần mềm MISA meInvoice

3.1 Chuyển hóa đơn đầu vào vào phần mềm MISA meInvoice

Cách 1: Nhập khẩu hóa đơn đầu vào

a. Nhập khẩu từ mã tra cứu

Lưu ý: Trường hợp này chỉ áp dụng đối với hóa đơn đầu vào được phát hành từ hệ thống meinvoice.

  •  Vào mục Hóa đơn đầu vào\nhấn Nhập khẩu\chọn Từ mã tra cứu.

quan-ly-hoa-don-dien-tu-dau-vao-nhap_khau_hoa_don_dau_vao_1

  • Nhập mã tra cứu của hóa đơn cần nhập khẩu\nhấn Đồng ý (mã này lấy tại chân hóa đơn cần nhập)

quan-ly-hoa-don-dien-tu-dau-vao-nhap-khau-tu-ma-tra-cuu

  • Chương trình hiển thị thông tin hóa đơn\ nhấn Lưu hoặc Lưu và thêm nếu muốn nhập khẩu thêm hóa đơn khác.

quan-ly-hoa-don-dien-tu-dau-vao-nhap-khau-tu-ma-hoa-don-tra-cuu

Trên danh sách hóa đơn đầu vào hiển thị hóa đơn vừa nhập khẩu.

b. Nhập khẩu hóa đơn từ tệp hóa đơn điện tử (*xml )

  • Vào mục Hóa đơn đầu vào\nhấn Nhập khẩu\chọn (Từ tệp hóa đơn XML)

quan-ly-hoa-don-dien-tu-dau-vao-hoa_don_dau_vao_1

  • Kéo thả tệp hóa đơn hoặc chọn tệp từ máy tính\ nhấn Đồng ý.
  • Chương trình hiển thị hóa đơn vừa nhập khẩu trên danh sách Hóa đơn đầu vào.

c. Nhập khẩu hóa đơn từ tệp excel:

  • Vào mục Hóa đơn đầu vào\nhấn Nhập khẩu\ chọn Từ tệp excel.

quan-ly-hoa-don-dien-tu-dau-vao-hoa_don_dau_vao_2

  • Để nhập khẩu dữ liệu, có thể sử dụng tệp excel có sẵn hoặc nhấn Tải tệp dữ liệu mẫu để tải tệp mẫu do phần mềm cung cấp, sau đó sao chép dữ liệu từ tệp đang quản lý sang tệp mẫu của phần mềm.

quan-ly-hoa-don-dien-tu-dau-vao-4

  • Kéo và thả tệp excel cần nhập khẩu vào phần mềm hoặc nhấn Chọn tệp nguồn và chọn đến tệp excel cần nhập khẩu.
  • Tại mục Chọn Sheet chứa dữ liệu: nhấn biểu tượng và chọn sheet chứa dữ liệu cần nhập khẩu vào phần mềm.
  • Tại mục Chọn dòng làm tiêu đề cột: Nhập số thứ tự của dòng tiêu đề để chương trình có căn cứ ghép các cột trên tệp excel vào các cột trên phần mềm.
  • Nhấn Tiếp theo để chuyển sang bước Ghép cột dữ liệu.

quan-ly-hoa-don-dien-tu-dau-vao-5

  • Thực hiện ghép các cột trên phần mềm với các cột dữ liệu trên tệp excel.

Nếu sử dụng tệp excel theo mẫu do phần mềm cung cấp, thì chương trình đã tự động ghép các cột trên phần mềm tương ứng với các cột dữ liệu trên tệp excel.

Nếu sử dụng tệp excel theo mẫu của đơn vị, thì chương trình sẽ tự động ghép các cột có thể nhận dạng được và Kế toán sẽ phải tự chọn ghép các cột còn lại.

Nhấn Tiếp theo để chuyển sang bước Xem trước dữ liệu.

quan-ly-hoa-don-dien-tu-dau-vao-6

Lưu ýChương trình đã thiết lập sẵn các thông tin bắt buộc phải ghép cột (nếu không ghép thì sẽ không thực hiện được bước tiếp theo)

  • Chương trình hiển thị dữ liệu từ file excel sau khi ghép cột.

quan-ly-hoa-don-dien-tu-dau-vao-7

Nhấn Nhập khẩu nếu muốn bỏ qua bước Kiểm tra dữ liệu. Chương trình sẽ nhập khẩu dữ liệu vào phần mềm và hiển thị thông báo khi nhập khẩu hoàn tất.

Nhấn Kiểm tra dữ liệu nêu muốn kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu trước khi nhập khẩu.

Chương trình hiển thị kết quả kiểm tra dữ liệu.

quan-ly-hoa-don-dien-tu-dau-vao-8

  •  Nhấn Nhập khẩu. Chương trình thực hiện nhập khẩu dữ liệu vào phần mềm.

quan-ly-hoa-don-dien-tu-dau-vao-9

Cách 2: Lập hóa đơn đầu vào trên phần mềm:

Xem hướng dẫn chi tiết Tại đây

3.2 Quản lý hóa đơn điện tử đầu vào trên phần mềm MISA meInvoice

Bước 1: Vào mục Hóa đơn đầu vào.

Bước 2: Thiết lập điều kiện tìm kiếm hóa đơn đầu vào.

Bước 3: Chương trình hiển thị danh sách hóa đơn đầu vào theo điều kiện đã thiết lập.

Lưu ý:

  • Có thể sửa lại thông tin chi tiết trên hóa đơn bằng cách nhấn Sửa
  • Có thể xóa hóa đơn khỏi danh sách hóa đơn đầu vào trong trường hợp không còn nhu cầu theo dõi.
  • Có thể thêm nhanh một hóa đơn trên danh sách bằng cách nhấn Nhân bản.

Quản trị có thể phân quyền làm việc với hóa đơn đầu vào cho người dùng. Xem hướng dẫn phân quyền tại đây.

Hi vọng những hướng dẫn trên sẽ giúp kế toán và doanh nghiệp sử dụng và quản lý hóa đơn điện tử hiệu quả và dễ dàng hơn với các bảng theo dõi hóa đơn đầu ra đầu vào thủ công và trên phần mềm.

Tại sao Doanh nghiệp nên quản lý hóa đơn điện tử đầu vào điện tử trên phần mềm MISA meInvoice

hoa don dien tu dau vao

Phần mềm quản lý hóa đơn đầu vào điện tử là công cụ hỗ trợ khách hàng hiệu quả khi tự động hóa 90% các công việc xử lý hóa đơn đầu vào. Những lợi ích khi sử dụng phần mềm quản lý hóa đơn điện tử:

Tự động tra cứu hóa đơn

  • MISA meInvoice tự động tra cứu và chuyển hóa đơn đầu vào điện tử vào phần mềm.
  • Phần mềm có thể tự động đọc hóa đơn từ ảnh chụp, file hóa đơn có sẵn.

Tự động phân tích và kiểm tra hóa đơn

Phần mềm tự động đọc email, phân tích và kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của hóa đơn đầu vào.

  • Dựa trên thông tin từ hệ thống của cơ quan thuế như: tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp, kiểm tra tỷ lệ rủi ro về thuế, tình trạng hóa đơn đã được phát hành,… từ đó kiểm tra được tính hợp pháp của hóa đơn.
  • Từ các thông tin của người bán, người mua (mã số thuế, địa chỉ, tên người mua, tên người bán…) phần mềm có thể kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn.

Tự động đồng bộ dữ liệu với phần mềm kế toán

Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice có thể tích hợp được với phần mềm kế toán của MISA giúp kế toán quản lý mọi loại hóa đơn, chứng từ trên một hệ thống. Điều này đồng nghĩa với việc dữ liệu từ hóa đơn đầu vào điện tử của nhà cung cấp sẽ tự động được cập nhập lên phần mềm kế toán giúp kế toán không cần nhập liệu thông tin thủ công.

Dữ liệu hóa đơn điện tử đầu vào được lưu trữ trên một hệ thống duy nhất

Với MISA meInvoice, toàn bộ hóa đơn đầu vào sẽ được lưu trữ trên cùng một hệ thống trên nền tảng điện toán đám mây Cloud giúp kế toán dễ dàng tìm kiếm, quản lý hóa đơn điện tử đầu vào. 

Trên đây là toàn bộ các thông tin mà kế toán và doanh nghiệp cần phải biết về phần mềm xử lý hóa đơn đầu vào và hiệu quả khi áp dụng phần mềm quản lý hóa đơn điện tử đầu vào như thế nào.

Doanh nghiệp quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại đây:

Dùng thử hóa đơn điện tử