Home Kiến thức Quy định về hoá đơn điện tử mới nhất theo Nghị định...

Quy định về hoá đơn điện tử mới nhất theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP

52665
đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực

Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP nói rõ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bắt đầu có hiệu lực ngày 01/11/2018.

>> Bãi bỏ quy định bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 1/11/2020.

Nghị định ban hành đã đánh dấu thêm 1 bước tiến trong lộ trình chuyển dịch sử dụng Hóa đơn giấy sang Hóa đơn điện tử của Chính Phủ. Dưới đây, MISA meInvoice tổng hợp quy định quan trọng về Hóa đơn điện tử của Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

1. Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Các đối tượng sử dụng hoá đơn điện tử. Bao gồm:

1) Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật chứng khoán, Luật dầu khí và các văn bản quy phạm pháp luật khác dưới các hình thức: Công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân;
  • Đơn vị sự nghiệp công lập có bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ;
  • Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật hợp tác xã;
  • Tổ chức khác;
  • Hộ, cá nhân kinh doanh.

2) Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.

3) Tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử.

4) Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.

Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!

tài liệu hóa đơn điện tử

2. Các loại hóa đơn điện tử theo quy định mới

Các loại Hóa đơn điện tử theo quy định mới

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 119/2018/NĐ-CP, các loại hoá đơn điện tử. Bao gồm:

– Thứ nhất: Hóa đơn giá trị gia tăng:

Là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.

Hóa đơn giá trị gia tăng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

– Thứ 2: Hóa đơn bán hàng

Là hóa đơn áp dụng đối với người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ thực hiện khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.

Hóa đơn bán hàng trong trường hợp này bao gồm cả hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

– Thứ 3: Các loại hóa đơn khác, gồm:

Tem điện tử, vé điện tử, thẻ điện tử, phiếu thu điện tử, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác nhưng có nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Hóa đơn điện tử quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này phải theo định dạng chuẩn dữ liệu do Bộ Tài chính quy định.

3. Khi nào bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử?

Thứ nhất: Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2018

Và việc thực hiện hóa đơn điện tử sẽ phải thực hiện xong đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 01 tháng 11 năm 2020.

Bên cạnh đó.

– Trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020.Các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn hiệu lực thi hành.

– Kể từ ngày 01/11/2020, các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP  ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hết hiệu lực thi hành.

Công bố Doanh nghiệp thuộc diện rủi ro vào ngày 15 hàng tháng

– Thứ hai:

Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã thông báo phát hành hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế hoặc đã đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế trước ngày Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (01/11/2018), thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử đang sử dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

– Thứ ba: 

Đối với các Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hoặc đã mua hóa đơn của cơ quan thuế.

Để sử dụng trước ngày Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành (01/11/2018). Thì được tiếp tục sử dụng hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in, hóa đơn đã mua đến hết ngày 31/10/2020 .Và thực hiện các thủ tục về hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

– Thứ tư: Trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020

Nếu cơ quan thuế thông báo DN chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử có mã nếu DN chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo các hình thức nêu trên thì DN thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP này cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT

– Thứ năm: Đối với DN mới thành lập trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020

Trường hợp cơ quan thuế thông báo DN thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử thì DN thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế.

Nếu DN chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì thực hiện như ý trên

– Thứ sáu: Đối với tổ chức sự nghiệp công lập (cơ sở giáo dục công lập, cơ sở y tế công lập) đã sử dụng Phiếu thu tiền

Thì các đơn vị này tiếp tục sử dụng Phiếu thu tiền đã sử dụng. Bên cạnh đó chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử (hoặc Phiếu thu tiền điện tử) theo lộ trình của Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:
Dùng thử hóa đơn điện tử

4. Hủy hóa đơn giấy khi bắt đầu sử dụng hóa đơn điện tử

Nghị định này cũng yêu cầu, kể từ thời điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải hủy những hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng (khoản 3 Điều 14 Nghị định 119/2018/NĐ-CP).

Hiện nay, thủ tục hủy hóa đơn giấy được thực hiện theo thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, trong đó yêu cầu phải hủy hóa đơn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.

>> Hướng dẫn hủy hóa đơn tự in đã thông báo phát hành nhưng không tiếp tục sử dụng
>> 4 Tính năng ưu việt của phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice

5. Quy định hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy

Điều 10 Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử quy định, hóa đơn điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành chứng từ giấy.

Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử và chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.

Hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.

6. Hóa đơn điện tử có sai sót phải báo ngay với cơ quan thuế

Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có phát hiện sai sót thì người bán phải thông báo ngay với cơ quan thuế để hủy hóa đơn đã lập và lập hóa đơn mới thay thế.

Trường hợp hóa đơn điện tử có mã đã gửi cho người mua mới phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót; người bán phải thông báo với quan thuế để hủy hóa đơn đã lập và lập hóa đơn mới thay thế (Theo Điều 17 Nghị định 119/2018/NĐ-CP).

Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!

tài liệu hóa đơn điện tử

7. Các trường hợp được cấp hóa đơn điện tử miễn phí

Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định cụ thể về các đối tượng được cơ quan thuế cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử miễn phí, trong đó gồm 5 trường hợp sau:

– Hộ, cá nhân kinh doanh, trừ hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu năm trước từ 03 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng hoặc 10 tỷ đồng trở lên lĩnh vực thương mại, dịch vụ;

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và hộ, cá nhân kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp trong 12 tháng, kể từ khi thành lập doanh nghiệp;

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, cá nhân kinh doanh tại địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn;

– Doanh nghiệp nhỏ và vừa khác theo đề nghị của UBND cấp tỉnh, trừ doanh nghiệp hoạt động tại khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.

– Đối tượng khác do Bộ Tài chính quyết định.

Trên đây là 8 Quy định về Hoá đơn điện tử mới nhất theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, hi vọng MISA meInvoice đã cung cấp đến bạn những nội dung quan trọng, đáng chú ý nhất.

Việc chuyển đổi sang Hóa đơn điện tử là bắt buộc, chủ động chuyển đổi sớm Doanh nghiệp càng có lợi về mặt thời gian, chi phí so với Hóa đơn giấy trước đây.

Giải pháp hóa đơn điện tử DUY NHẤT của Việt Nam đạt Giải thưởng SAO KHUÊMISA meInvoice – Giải pháp hóa đơn điện tử DUY NHẤT đạt Giải thưởng SAO KHUÊ hạng mục ứng dụng 4.0

Lựa chọn Phần mềm Hóa đơn điện tử MISA meInvoice của Công ty Cổ Phần MISA để việc sử dụng Hóa đơn điện tử hiệu quả nhất.

Phần mềm hóa đơn điện tử duy nhất tại Việt Nam ứng dụng công nghệ Blockchain giúp chống làm giả hóa đơn, đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ quản lý hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 68/2019/TT-BTC,… giải quyết tối ưu các vấn đề Doanh nghiệp đang gặp phải: Phát hành, Lưu trữ, quản lý, tìm kiếm,…

Hơn 100,000 Doanh nghiệp đang sử dụng như: Karofi Việt Nam, Ausdoor, Gucci Việt Nam, Toyota, Tập đoàn Tân Hoàng Minh,… và Cơ quan Thuế trên khắp cả nước đánh giá cao về chất lượng, hỗ trợ nhiệt tình và tính ưu việt của phần mềm đem lại:

  • Dễ dàng xuất hàng loạt hóa đơn mọi lúc mọi nơi qua mobile, website, desktop.
  • Tiết kiệm hơn 80% thời gian nhập liệu nhờ kết nối dễ dàng với hơn 60 phần mềm kế toán, bán hàng, quản trị phổ biến.
  • Đáp ứng đầy đủ mẫu hóa đơn điện tử theo nhu cầu quản trị của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề & đầy đủ thông tin theo quy định của CQT.
  • Báo cáo, tra cứu và thanh toán trực tuyến dễ dàng, nhanh chóng …

ưu đãi hóa đơn điện tử

Với độ ngũ chuyên viên tư vấn đông đảo, nắm rõ chuyên môn nghiệp vụ về Hóa đơn và luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7. Khách hàng yên tâm lựa chọn phần mềm Hóa đơn điện tử của MISA – Đơn vị cung cấp phần mềm Hóa đơn điện tử tử tốt nhất.

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử miễn phí MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

ưu đãi hóa đơn điện tử

Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!