Home Kiến thức Kế toán lương bao nhiêu? Mức lương kế mới nhất 2024

Kế toán lương bao nhiêu? Mức lương kế mới nhất 2024

4693
kế toán lương bao nhiêu

Kế toán lương bao nhiêu? Đây là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất, đặc biệt là đối với các kế toán mới ra trường. Bài viết dưới đây, MISA meInvoice sẽ cập nhật mức lương kế toán mới nhất 2024 theo quy định của Nhà nước cũng như một số gợi ý giúp tăng mức lương kế toán.

1. Bảng lương công chức kế toán theo hệ số của nhà nước

1.1. Quy định về chức danh, mã ngạch công chức kế toán

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về các chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành kế toán như sau:

Ngạch  Tiêu chuẩn về trình độ  Mã số
Kế toán viên cao cấp
  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính;
  • Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị – hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính.

(Theo quy định tại khoản 4, điều 5 Thông tư 29/2022/TT-BTC)

06.029
Kế toán viên chính
  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị – hành chính.

(Theo quy định tại khoản 4, điều 6 Thông tư 29/2022/TT-BTC)

06.030
Kế toán viên
  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính;
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.

(Theo quy định tại khoản 4, điều 7 Thông tư 29/2022/TT-BTC)

06.031
Kế toán viên trung cấp Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên thuộc chuyên ngành kế toán, kiểm toán, tài chính.

(Theo quy định tại khoản 4, điều 8 Thông tư 29/2022/TT-BTC)

06.032

Căn cứ theo điều 24 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định về xếp lương các ngạch công chức chuyên ngành kế toán áp dụng bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP (bảng 2), cụ thể:

  • Ngạch kế toán viên cao cấp (mã số 06.029) được áp dụng hệ số lương công chức loại A3, nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55.
  • Ngạch kế toán viên chính (mã số 06.030) được áp dụng hệ số lương công chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến 6,38.
  • Ngạch kế toán viên (mã số 06.031) được áp dụng hệ số lương công chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
  •  Ngạch kế toán viên trung cấp (mã số 06.032) được áp dụng hệ số lương công chức loại A0, từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
MISA meInvoice – Phần mềm hóa đơn điện tử đứng đầu danh sách được Tổng cục Thuế lựa chọn

TƯ VẤN & DEMO 1:1 CÙNG CHUYÊN GIA MIỄN PHÍ!

1.2. Mức lương công chức kế toán từ 01/7/2023

Căn cứ theo quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP, từ ngày 01/07/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000. 

Mức lương công chức của kế toán được xác định: Lương = Hệ số x mức lương cơ sở

Bảng lương công chức kế toán áp dụng từ ngày 01/07/2023 được tính như sau:

Ngạch  Hệ số Mức lương
Ngạch kế toán viên cao cấp 5,75 13,455,000
6,11 14,297,400
6,47 15,139,800
6,83 15,982,200
7,19 16,824,600
7,55 17,667,000
Ngạch kế toán viên chính 4,00 9,360,000
4,34 10,155,600
4,68 10,951,200
5,02 11,746,800
5,36 12,542,400
5,70 13,338,000
6,04 14,133,600
6,38 14,929,200
Ngạch kế toán viên 2,34 5,475,600
2,67 6,247,800
3,00 7,020,000
3,33 7,792,200
3,66 8,564,400
3,99 9,336,600
4,32 10,108,800
4,65 10,881,000
4,98 11,653,200
Ngạch kế toán viên trung cấp 2,10 4,914,000
2,41 5,639,400
2,72 6,364,800
3,03 7,090,200
3,34 7,815,600
3,65 8,541,000
3,96 9,266,400
4,27 9,991,800
4,58 10,717,200
4,89 11,442,600

2. Bảng lương kế toán theo từng vị trí phụ trách

Bộ phận kế toán với nhiều vị trí khác nhau sẽ đảm nhận chuyên môn khác nhau như kế toán nội bộ, kế toán công nợ, kế toán thuế, kế toán bán hàng, kế toán tổng hợp… Do đó, tùy thuộc vào từng vị trí công việc và kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương khác nhau. Dưới đây là mức lương tham khảo của kế toán theo từng vị trí phụ trách:

Vị trí Mức lương 1 – 3 năm (VNĐ) Mức lương trên 3 năm (VNĐ)
Kế toán tổng hợp 10,000,000  – 14,000,000  15,000,000  – 25,000,000
Kế toán nội bộ 8,000,000  – 10,000,000  10,000,000 – 12,000,000
Kế toán thuế 10,000,000 – 12,000,000 12,000,000 – 20,000,000
Kế toán công nợ 8,000,000 – 11,000,000 10,000,000 – 13,000,000
Kế toán bán hàng 8,000,000 – 10,000,000 9,000,000 – 16,500,000
Kế toán thanh toán 9,000,000 – 12,000,000 10,000,000 – 13,000,000
Kế toán ngân hàng 9,000,000 – 12,000,000 10,000,000 – 13,000,000
Kế toán kho 8,000,000 – 10,000,000 10,500,000 – 12,000,000
Kế toán tiền lương 7,000,000 – 13,000,000 10,000,000 – 15,000,000

Mức lương kế toán tổng hợp thường cao hơn so với các vị trí khác, bởi đặc thù của kế toán tổng hợp sẽ yêu cầu thâm niên trên 3 năm và có các kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu báo cáo cũng như nắm chắc các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại doanh nghiệp. Trong khi các vị trí còn lại như kế toán bán hàng, kế toán công nợ, kế toán kho… thì chỉ yêu cầu thành thạo các nghiệp vụ kế toán liên quan đến vị trí công việc phụ trách.

kế toán lương bao nhiêu

3. Bảng lương kế toán theo kinh nghiệm làm việc

3.1. Mức lương kế toán mới ra trường

Trước đây, mức lương kế toán mới ra trường thường không cao (chỉ từ 2-3 triệu đồng), tuy nhiên đây là chỉ là mức lương cũ. Hiện nay, mức lương kế toán đã được thay đổi, dao động từ 3-8,6 triệu đồng. Đặc biệt, nếu có thêm ngoại ngữ hoặc có kinh nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp thì mức lương này còn có thể cao hơn nhiều.

Dưới đây là bảng lương tham khảo cho kế toán mới ra trường:

Đơn vị Các DN nhỏ, công ty start-up DN lớn (Việt Nam) DN nước ngoài

Mức lương

3-5 triệu/tháng 5-7 triệu đồng 7 – 8,6 triệu đồng

3.2. Mức lương kế toán đã có kinh nghiệm

Hiện nay, nhà nước không có quy định về mức lương tối đa của ngành mà căn cứ vào năng lực và chính sách đãi ngộ của từng đơn vị để quy định về mức lương phù hợp với từng vị trí kế toán.

Với những nhân viên kế toán có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm, mức lương phổ biến sẽ dao động từ 10 – 15 triệu/tháng, còn đối với những vị trí yêu cầu kinh nghiệm cao hơn (từ 3 – 5 năm) thì mức lương sẽ thường từ 15 – 25 triệu/tháng.

Ngoài yếu tố về số năm kinh nghiệm, tùy thuộc vào vị trí kế toán mà các đơn vị sẽ chi trả các mức lương khác nhau. Cụ thể như:

  • Kế toán ngân hàng: Vị trí này yêu cầu người lao động cần tốt nghiệp ĐH chuyên ngành liên quan và nắm chắc các nghiệp vụ cơ bản về tài chính ngân hàng, yêu cầu ít nhất 2 năm kinh nghiệm. Mức lương cho vị trí này thường từ 9 – 11 triệu đồng/tháng.
  • Kế toán tổng hợp: Vị trí kế toán tổng hợp yêu cầu tốt nghiệp ĐH các chuyên ngành liên quan, có kiến thức, nghiệp vụ kế toán tốt và có khả năng tổng hợp, phân tích báo cáo, yêu cầu từ 3 năm kinh nghiệm trở lên. Mức lương cho vị trí này thường từ 15 – 30 triệu đồng/tháng.
  • Kế toán trưởng: Vị trí kế toán trưởng yêu cầu tốt nghiệp Đại học hoặc có bằng thạc sỹ chuyên ngành về kế toán, kiểm toán. Ngoài việc nắm vững các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ thì vị trí này còn yêu cầu về khả năng quản lý đội nhóm, phân tích tổng hợp báo cáo để kịp thời tham mưu cho ban lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời. Mức lương cho vị trí này thường ở mức 30 – 50 triệu đồng/tháng.

Dưới đây là bảng lương kế toán cho người có kinh nghiệm, các đơn vị có thể tham khảo:

Vị trí Kế toán ngân hàng Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
Số năm kinh nghiệm 1 – 2 năm 2 – 4 năm 1 -2 năm 3 – 5 năm 7 – 10 năm
Mức lương 9 – 11 triệu đồng 10 – 15 triệu đồng 10 – 15 triệu đồng 20 – 30 triệu đồng 30 – 50 triệu đồng

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương kế toán

  • Bằng cấp: Bằng cấp là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức lương của kế toán. Những người có bằng cấp cao như Thạc sỹ kế toán hoặc Tài chính sẽ cung cấp cho họ những hiểu biết sâu sắc về các khái niệm tài chính, kế toán phức tạp và những kinh nghiệm, kỹ năng có thể xử lý các tình huống khó. Điều này giúp những người có bằng cấp kế toán có thể có được mức lương cao hơn.
  • Chứng chỉ: Hiện nay việc có thêm các chứng chỉ kế toán uy tín như CPA (Certified Public Accountant) hay CFA (Chartered Financial Analyst)… cũng sẽ giúp kế toán có được mức lương cao hơn. Bởi để sở hữu những chứng chỉ này, kế toán sẽ phải vượt qua các kì thi nghiêm ngặt về kiến thức chuyên môn. Điều này cũng giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn và dễ dàng đưa ra mức lương tốt hơn so với các ứng viên khác.
  • Kinh nghiệm làm việc: Đây là một trong những yếu tố được đánh giá quan trọng. Kinh nghiệm làm việc thể hiện trình độ chuyên môn cũng như những kỹ năng xử lý công việc và các vị trí, cấp bậc mà kế toán đã từng đảm nhiệm. Từ những thông tin trên, nhà tuyển dụng cũng dễ đưa ra các đánh giá để xem xét mức độ phù hợp với vị trí công việc hiện tại doanh nghiệp đang tìm kiếm hay không, kèm theo đó là mức lương phù hợp với kinh nghiệm sẵn có.
  • Năng lực chuyên môn: Kế toán đòi hỏi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ kèm theo đó là các kinh nghiệm, kỹ năng xử lý công việc. Đây là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến mức lương được đưa ra.
  • Quy mô, loại hình doanh nghiệp: Thông thường, các doanh nghiệp nước ngoài hay các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có mức lương và chính sách đãi ngộ tốt hơn so với các công ty nhỏ. Tuy nhiên, những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ và kinh nghiệm làm việc cũng vì thế mà sẽ được đưa ra cao hơn.
  • Địa điểm làm việc: Hầu hết các ngành nghề đều chịu ảnh hưởng của yếu tố địa lý, các thành phố lớn có sự phát triển kinh tế mạnh như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… thường sẽ có mức lương cao hơn so với các khu vực tỉnh thành có mức sống thấp hơn.

5. Cách tăng mức lương kế toán

Để có thể tăng mức lương kế toán, người làm kế toán cần không ngừng nỗ lực trau dồi bản thân và phát triển các kỹ năng cần thiết như:

  • Liên tục học hỏi, cập nhật các kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ và các quy định của Nhà nước về các chính sách mới, luật mới phục vụ cho công việc.
  • Rèn luyện thêm các kỹ năng như: kỹ năng quản lý đội nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản trị công việc… để có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn và có mức lương tốt hơn.
  • Học thêm các chứng chỉ kế toán như: ACCA (Chartered Certified Accountants), CMA (Certified Management Accountant), CFA (Chartered Financial Analyst), CPA (Certified Public Accountant), CIA (Certified Internal Auditor)… để có thể tìm kiếm các công việc có mức thu nhập và chế độ đãi ngộ tốt.
  • Luôn hoàn thành các công việc được giao và đảm nhận các phần công việc khác để có cơ hội tích lũy thêm kinh nghiệm và nâng cao kiến thức chuyên môn ở nhiều mảng khác nhau, giúp hoàn thiện bản thân và nhận được sự tín nhiệm của các cấp quản lý.
  • Bổ sung thêm các ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung… để có cơ hội được làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài. Đây cũng là cách giúp kế toán có thể có được mức lương tốt hơn so với các vị trí tương ứng tại các doanh nghiệp nhỏ.
  • Thành thạo các công cụ, phần mềm hỗ trợ kế toán nâng cao năng suất và tối ưu công việc thủ công.

Phần mềm hóa đơn điện tử MISA MeInvoice – Tự động hóa 80% nghiệp vụ xử lý & quản lý hóa đơn đầu vào giúp công việc của kế toán dễ dàng, nhanh chóng, không lo sai sót.

banner phần mềm hóa đơn điện tử misa

Phần mềm mang đến nhiều tiện ích nổi bật như:

  • Tự động ĐỒNG BỘ 100% HÓA ĐƠN từ hàng loạt nhà cung cấp
  • Tự động PHÂN TÍCH, KIỂM TRA & CẢNH BÁO tính chính xác, hợp pháp, hợp lệ của: Thông tin hóa đơn, thông tin chữ ký số, trạng thái hoạt động của người bán; cảnh báo nhà cung cấp nào nằm trong đối tượng rủi ro về thuế
  • Tự động ĐỒNG BỘ HÓA ĐƠN lên phần mềm kế toán
  • Quản lý, lưu trữ hóa đơn tập trung trên 1 nền tảng duy nhất, tránh thất lạc

Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu và tư vấn cùng chuyên gia về giải pháp hóa đơn điện tử MISA meInvoice, vui lòng đăng ký tại đây:

Dùng thử hóa đơn điện tử