Home Kiến thức CPA là gì? Học CPA để làm gì? Những điều cần nắm...

CPA là gì? Học CPA để làm gì? Những điều cần nắm rõ

30161
chứng chỉ cpa là gì

Chứng chỉ CPA là gì? Bằng CPA có giá trị như thế nào đối với những người làm trong ngành kế toán kiểm toán? Hãy cùng tham khảo thông tin trong bài viết sau đây của MISA MeInvoice.

1. Tổng quan về chứng chỉ CPA

Chứng chỉ CPA là gì?

chứng chỉ cpa là gì

CPA (Certified Public Accountants) là chứng chỉ dùng để chỉ những kiểm toán viên có trình độ được chứng nhận trên toàn cầu. CPA được xem như là một cố vấn tài chính chuyên nghiệp cho các cá nhân, doanh nghiệp.

Với chứng chỉ CPA Việt Nam, bạn được xem là một kiểm toán viên, có quyền điều hành các cuộc kiểm toán và ký các báo cáo kiểm toán. Cho nên nếu bạn chưa có chứng chỉ này thì chỉ được xem là trợ lý kiểm toán viên.

Nhiệm vụ của CPA là gì?

  • Tư vấn, quản lý tài chính cho các cá nhân hay doanh nghiệp.
  • Quản lý đầu tư, kế hoạch kinh doanh, phân tích kinh doanh, quản lý tiền lương, sổ sách kế toán, kiểm toán, chuẩn bị thuế,…
  • Hoạch định kế hoạch tiết kiệm tiền bạc và thời gian cho cá nhân, doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Kỹ năng cần có của một CPA

Một số kỹ năng quan trọng để trở thành một CPA thành công:

  • Kỹ năng kỹ thuật: Kiến ​​thức kỹ thuật sâu rộng giúp bạn hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả
  • Kỹ năng tổ chức: Nhằm  sắp xếp công việc một cách có hệ thống, hỗ trợ chuẩn bị các báo cáo một cách chính xác, sắp xếp tài liệu và theo dõi các thời hạn khi khai thuế, kiểm toán,… là các công việc quan trọng của CPA.
  • Tư duy phân tích, phản biện: CPA phải có khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá kỹ lưỡng, sau đó đặt nó vào ngữ cảnh để đưa ra đề xuất hợp lý và đáng tin cậy.
  • Giải quyết vấn đề: Bởi CPA cần chịu trách nhiệm tìm giải pháp, chiến lược giải quyết cho các vấn đề phức tạp có thể gặp phải về thuế hoặc thông lệ kinh doanh.
  • Kỹ năng giao tiếp: Giúp CPA dễ dàng làm việc, truyền tải thông tin đến đồng nghiệp, quản lý, nhân viên hoặc trực tiếp với khách hàng.
  • Sự nhạy bén trong kinh doanh: Bởi CPA tư vấn cho ban lãnh đạo về việc các quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty.

2. Lợi ích của việc học chứng chỉ CPA

Việc sở hữu chứng chỉ CPA sẽ đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho người sở hữu như:

  • Tăng cơ hội việc làm: Sở hữu chứng chỉ CPA cho phép bạn có cơ hội làm nhiều công việc khác nhau trong lĩnh vực kế toán.
  • Nhận được mức lương hấp dẫn: Tại Việt Nam rơi vào khoảng 400 – 500 USD /tháng. Với các kiểm toán viên sở hữu chứng chỉ CPA Hoa Kỳ, CPA Úc… thì mức lương nhận được có thể từ 1.000 – 2.000 USD /tháng, tùy vào số năm kinh nghiệm.
  • Nâng cao uy tín bản thân: Việc sở hữu chứng chỉ CPA giúp bạn nâng cao sự tín nhiệm từ nhà tuyển dụng, cấp trên, các khách hàng, đối tác

3. Điều kiện tham dự kỳ thi CPA

Căn cứ theo Điều 4, Thông tư 91/2017/TT-BTC để được thi chứng chỉ CPA thì các kế toán cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng; hoặc tốt nghiệp các chuyên ngành khác nhưng phải có tổng số học trình các môn học về kế toán, kiểm toán, tài chính, phân tích hoạt động tài chính và thuế đạt từ 7% trở lên trên tổng số học trình của cả khóa học; hoặc tốt nghiệp các chuyên ngành khác và có chứng chỉ hoàn thành khóa học do các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán.
  • Có ít nhất 5 năm làm việc với vị trí kế toán, tài chính hoặc 4 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí trợ lý kiểm toán viên.
  • Không vi phạm các quy chuẩn về đạo đức nghề nghiệp và tuân thủ quy định pháp luật.
  • Cung cấp đúng và đầy đủ giấy tờ, hồ sơ dự thi bao gồm:
    • Phiếu đăng ký dự thi hợp lệ
    • Thẻ dự thi hợp lệ
    • Sơ yếu lý lịch
    • 3 ảnh màu cỡ 3×4, phong bì theo quy định
    • Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân
    • Bản sao Bằng tốt nghiệp
  • Nộp lệ phí niêm yết trước kỳ thi.

4. Chương trình học của CPA

Đối với chứng chỉ CPA Úc

Chương trình học của CPA Úc gồm 2 cấp độ và 12 môn học. Cụ thể:

Cấp độ cơ bản (Foundation): gồm 6 môn

  • Economics & Markets
  • Foundation of Accounting
  • Fundamentals of Business Law
  • Business Finance
  • Financial Accounting & Reporting
  • Management Accounting

Cấp độ chuyên nghiệp (Professional) gồm:

  • 4 môn môn bắt buộc:
    • Ethics & Governance
    • Strategic Management Accounting
    • Financial Reporting
    • Global Strategic Leadership
  • 2 môn tự chọn trong số các môn sau:
    • Advanced Taxation
    • Financial Risk Management
    • Advanced Audit & Assurance
    • Contemporary Business Issues
    • Financial Planning
    • Fundamentals
    • Superannuation & Retirement Planning
    • Investment Strategies
    • Risk Advice & Insurance

Đối với chứng chỉ CPA Việt Nam

Chương trình học của CPA Việt Nam gồm 7 môn học gồm:

  • Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
  • Thuế và quản lý thuế nâng cao
  • Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp
  • Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao
  • Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao
  • Phân tích hoạt động tài chính nâng cao
  • Ngoại ngữ (chọn 1 trong 5 ngoại ngữ sau: Tiếng Anh, Trung, Pháp, Nga, Đức)

Trường hợp bạn đã có chứng chỉ hành nghề kế toán, bạn chỉ cần học và thi 3 môn sau:

  • Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao
  • Phân tích hoạt động tài chính nâng cao
  • Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ sau: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc

5. Học phí và lệ phí thi khi học CPA

Về học phí

Tùy thuộc vào từng trung tâm giảng dạy và hình thức dạy học mà học phí đào tạo CPA có thể dao động từ 9.000.000 VNĐ – 18.000.000 VNĐ

Lưu ý: Giá trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Về lệ phí thi

Đối với CPA Úc Đối với CPA Việt Nam
  • Phí dự thi: 580 AUD
  • Phí gia hạn ngày thi: 75 AUD
  • Phí hoãn thi: 330-450 AUD
  • Phí kỳ thi nền tảng: 345 AUD
  • Trường hợp bạn di cư đến Úc và muốn thi CPA: 320 AUD
  • Đối với người thi lần đầu: 200.000 VNĐ/môn
  • Đối với người đã có chứng chỉ kế toán viên: 250.000 VNĐ/môn
  • Đối với người đăng ký thi lại những môn chưa đạt và thi tiếp các môn chưa thi: 250.000 VNĐ/môn
  • Đối với người đã có chứng chỉ chuyên gia kế toán và chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài: 2.000.000 VNĐ/môn

6. Thông tin chi tiết về kỳ thi CPA

Tiêu chí Đối với CPA Úc Đối với CPA Việt Nam
Hình thức thi Thi trên máy tính hoặc thi trên giấy Thi trên giấy
Cấu trúc đề
  • Môn bắt buộc: Thi tự luận kết hợp trắc nghiệm
  • Môn tự chọn: Thi trắc nghiệm
Thi tự luận
Thời lượng thi 3 giờ 15 phút 180 phút/môn. Riêng ngoại ngữ thi trong 120 phút
Tần suất thi 4 năm/1 lần 2 lần/năm vào quý III hoặc quý IV
Thời gian học dự kiến 1,5 – 3 năm 4 năm
Thời hạn hiệu lực của chứng chỉ 2 năm 5 năm

Trên đây là các thông tin liên quan đến chứng chỉ CPA. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: