Home Kiến thức 7 nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo TT 200

[Cập nhật] 7 nguyên tắc lập báo cáo tài chính theo TT 200

3716
nguyên tắc lập báo cáo tài chính

Việc lập báo cáo tài chính cần tuân theo những nguyên tắc nhất định. Sau đây, hãy cùng MISA MeInvoice tìm hiểu 7 nguyên tắc lập báo cáo tài chính được quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC kế toán cần nắm rõ.

1. Báo cáo tài chính là báo cáo gì?

nguyên tắc lập báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là bản báo cáo được dùng để tổng hợp tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả cùng với tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong 1 kỳ của doanh nghiệp.

Hoặc nói theo cách khác, báo cáo tài chính là một phương tiện dùng để trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho tất cả những người quan tâm bao gồm: chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cho vay, Cơ quan thuế hoặc các cơ quan chức năng, người lao động,…).

Để tìm hiểu thêm các thông tin cần phải biết về báo cáo tài chính, mời bạn tham khảo bài viết xem thêm dưới đây.

Xem thêm: [Mới] BCTC là gì? Tất cả những thông tin phải biết về báo cáo tài chính

2. 07 nguyên tắc lập báo cáo tài chính quan trọng

Thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định về 7 nguyên tắc lập báo cáo tài chính doanh nghiệp như sau:

Nguyên tắc số 1: Tuân theo các chuẩn mực

Theo nguyên tắc này, công tác lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải tuân theo các quy định tại chuẩn mực kế toán “trình bày báo cáo tài chính” và các chuẩn mực khác có liên quan. Toàn bộ thông tin quan trọng phải được giải trình cụ thể trong báo cáo để người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Theo chuẩn mực kế toán, việc trình bày báo cáo tài chính phải tuân theo các quy tắc sau:

ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC

  • Khi lập báo cáo tài chính, chúng ta cần đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Tức là lập báo cáo tài chính trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần (trừ khi doanh nghiệp có ý định hoặc buộc phải ngừng hoạt động, thu hẹp đáng kể về quy mô hoạt động).
  • Để có thể đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, người đứng đầu cần dự đoán mọi thông tin tối thiểu 12 tháng tiếp theo kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

CƠ SỞ DỒN TÍCH

  • Doanh nghiệp cần lập báo cáo tài chính trên cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến luồng tiền.
  • Những giao dịch được ghi nhận vào thời điểm phát sinh không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền, được ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan.
  • Chi phí được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

TÍNH NHẤT QUÁN

  • Cách trình bày, phân loại khoản mục trong báo cáo tài chính cần phải nhất quán, trừ trường hợp có sự thay đổi đáng kể về bản chất của những hoạt động doanh nghiệp, hoặc trong trường hợp cần thiết phải thay đổi trình bày các giao dịch và sự kiện cho hợp lý hơn; hoặc có sự thay đổi về chuẩn mực kế toán, yêu cầu phải có sự thay đổi trong việc trình bày báo cáo tài chính.

TÍNH TRỌNG YẾU VÀ TẬP HỢP

  • Những khoản mục quan trọng phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Còn những khoản mục khác sẽ được tập hợp chung với nhau.
  • Nếu các thông tin trọng yếu không được trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác trong báo cáo tài chính thì sẽ làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng báo cáo.
  • Cách xác định khoản mục trọng yếu: Tùy theo từng tình huống cụ thể, tính chất và quy mô của những khoản mục sẽ là nhân tố quyết định tính trọng yếu.

TÍNH BÙ TRỪ

  • Chúng ra cần trình bày riêng biệt tất cả các khoản mục tài sản và công nợ trên báo cáo tài chính, đồng thời không được tự ý bù trừ (ngoại trừ trường hợp chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ).
  • Những khoản chi phí, doanh thu chỉ được phép bù trừ khi được quy định tại chuẩn mực kế toán khác. Hoặc các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện tương tự nhau mà không quan trọng.
  • Các loại tài sản và nợ phải trả, thu nhập và chi phí có tính trọng yếu phải được báo cáo riêng. Việc bù trừ sẽ khiến người đọc báo cáo tài chính không hiểu được toàn bộ giao dịch, từ đó có thể khiến cho việc dự tính luồng tiền trong tương lai gặp khó khăn.

CÓ THỂ SO SÁNH

  • Các thông tin được thể hiện bằng số liệu trên báo cáo tài chính phải được trình bày tương ứng với các kỳ trước để cho việc so sánh giữa các kỳ với nhau trở nên dễ dàng.
  • Nếu chúng ta thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các mục trong báo cáo tài chính thì phải phân loại số liệu so sánh nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại.

Nguyên tắc số 2: Tôn trọng bản chất hơn hình thức

7 nguyên tắc lập báo cáo tài chính quan trọng

Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là các hình thức pháp lý của giao dịch và sự kiện đó. Đây là một nguyên tắc lập báo cáo tài chính quan trọng mà kế toán cần nắm vững.

Nguyên tắc số 3:

Theo nguyên tắc này, trong báo cáo tài chính, tài sản không được ghi nhận cao hơn phần giá trị có thể thu hồi. Nợ phải trả không được thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán.

Nguyên tắc số 4: Phân loại tài sản và nợ phải trả

Phải trình bày mục tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán thành: Ngắn hạn và dài hạn. Trong mỗi phần, các chỉ tiêu phải được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần.

  • Ngắn hạn: Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại <12 tháng, hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại.
  • Dài hạn: Những loại tài sản và nợ phải trả còn lại.

Lưu ý: Khi lập báo cáo tài chính, chúng ta phải tái phân loại tài sản và nợ phải trả của kỳ trước

Nguyên tắc số 5: Trình bày rõ ràng

Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt, chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, có thời gian đáo hạn ngắn, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện cùng loại.

Nguyên tắc số 6: Phù hợp và thận trọng

Các khoản doanh thu, chi phí, thu nhập trên báo cáo tài chính phải được trình bày theo nguyên tắc phù hợp và thận trọng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh các khoản mục doanh thu, thu nhập, chi phí và luồng tiền của 1 kỳ báo cáo.

Các khoản sai sót của kỳ trước làm ảnh hưởng tới kết quả của hoạt động kinh doanh phải được điều chỉnh hồi tố, chứ không được điều chỉnh vào kỳ báo cáo.

Nguyên tắc số 7

Khi lập báo cáo tài chính tổng hợp giữa doanh nghiệp và các đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc, số dư các khoản mục nội bộ của bảng cân đối kế toán, các khoản doanh thu, chi phí lỗ lãi được coi là chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch nội bộ sẽ phải được loại trừ.

Tạm kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến 7 nguyên tắc lập báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: