Home Kiến thức Gửi hóa đơn điện tử cho khách hàng bằng cách nào?

Gửi hóa đơn điện tử cho khách hàng bằng cách nào?

5271

Trường hợp người bán lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có trách nhiệm thông báo cho người mua về định dạng HĐĐT, cách thức truyền nhận HĐĐT theo thỏa thuận giữa người bán và người mua.

>> 3 Bước để người mua thanh toán trực tuyến hóa đơn được phát hành từ MISA meInvoice
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng

Trước đây, ngành điện gửi thông báo và hoá đơn tiền điện bản giấy cho khách hàng, sau khi nhận được hoá đơn, Khách hàng thanh toán cho bên cung cấp điện.
Ngành điện chuyển biến mạnh mẽ để bắt kịp xu hướng của thời đại Công nghệ thông tin với  áp dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy như trước kia. Điều này đã giúp người dân, khách hàng là các công ty có thể chủ động tra cứu hóa đơn tiền điện mọi lúc mọi nơi dễ dàng qua mạng Internet.

Hiện nay, khi ngành điện sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa giấy, công ty điện thấy việc giao hoá đơn điện tử cho khách hàng gặp một số bất cập sau:

Hàng tháng bên mua điện phải vào địa chỉ: http://cskh.npc.com.vn/  để tra cứu thông báo tiền điện hàng tháng, sau khi có kết quả thông báo phải chuyển tiền điện theo thông báo, và phải đợi vài ngay sau mới có thể tra cứu được hoá đơn điện tử. Nhưng nếu bên mua chưa thanh toán thì bên mua không thể nhận (tải) được hoá đơn tiền điện.

Ngành điện sử dụng hóa đơn điện tử

Vậy ngành điện không giao (tải) hoá đơn điện tử cho khách hàng trong trường hợp bên mua chưa thanh toán có đúng với quy định của pháp luật hay không (công ty không có lịch sử nợ tiền điện)?

Về vấn đề này, Tổng cục Thuế – Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Tại Điểm a, Khoản 2, Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập hóa đơn:

“Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn

Ngày lập hóa đơn đối với bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua”.

Tại Khoản 1, Điều 4 Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn nguyên tắc sử dụng, điều kiện của tổ chức khởi tạo hoá đơn điện tử như sau:

“Trường hợp người bán lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có trách nhiệm thông báo cho người mua về định dạng hóa đơn điện tử, cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử giữa người bán và người mua (nêu rõ cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử là truyền trực tiếp từ hệ thống của người bán sang hệ thống của người mua; hoặc người bán thông qua hệ thống trung gian của tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để lập hóa đơn và truyền cho người mua).

Người bán, người mua, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử (trường hợp thông qua tổ chức trung gian) và các đơn vị có liên quan phải có thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật và các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hoá đơn điện tử đó”.

Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI nhất về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!

tài liệu hóa đơn điện tử

2. Hóa đơn điện tử có thể gửi trực tiếp hoặc qua trung gian

Gửi hóa đơn điện tử cho khách hàng trực tiếp hoặc qua trung gian

Khoản 2, Điều 8 Thông tư số 32/2011/TT-BTC hướng dẫn các hình thức gửi hóa đơn điện tử:

– Gửi trực tiếp: Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử) thực hiện lập hóa đơn điện tử tại hệ thống phần mềm lập hóa đơn điện tử của người bán, ký điện tử trên hóa đơn và truyền trực tiếp đến hệ thống của người mua theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử đã thỏa thuận giữa hai bên.

Trường hợp người mua hàng hóa, dịch vụ là đơn vị kế toán thì người mua ký điện tử trên hóa đơn điện tử nhận được và truyền hóa đơn điện tử có đủ chữ ký điện tử cả hai bên cho người bán theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử đã thỏa thuận giữa hai bên.

– Gửi thông qua tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử: Người bán hàng hóa, dịch vụ (tổ chức khởi tạo hóa đơn) truy cập vào chương trình hệ thống lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo, lập hóa đơn điện tử bằng chương trình lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử hoặc người bán hàng hóa, dịch vụ đưa dữ liệu hóa đơn điện tử đã được tạo từ hệ thống nội bộ của người bán vào hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để gửi cho người mua hóa đơn điện tử đã có chữ ký điện tử của người bán thông qua hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử.

Trường hợp người mua là đơn vị kế toán, khi nhận được hóa đơn điện tử có chữ ký điện tử của người bán, người mua thực hiện ký điện tử trên hóa đơn điện tử nhận được và gửi cho người bán hóa đơn điện tử có đủ chữ ký điện tử của người mua và người bán thông qua hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử”.

Căn cứ quy định trên, trường hợp người bán lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có trách nhiệm thông báo cho người mua về định dạng hóa đơn điện tử, cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử theo thỏa thuận giữa người bán và người mua.

Thời hạn thanh toán theo thỏa thuận hợp đồng dân sự giữa người bán và người mua.

hóa đơn điện tử hợp lệ

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

Dùng thử hóa đơn điện tử