Home Kiến thức Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về chủ đề: Xử...

[HỎI – ĐÁP] Tổng hợp các câu hỏi thường gặp về chủ đề: Xử lý hóa đơn sai sót theo Thông tư 78

4737
Mục Lục Ẩn

1. HỎI: Hóa đơn Điều chỉnh/Thay thế bị sai nhưng chưa gửi cho người mua thì có được hủy không? 

(Câu hỏi từ anh Đặng Thanh – Kế toán nội bộ – Hải Dương)


TRẢ LỜI:

  • Hóa đơn Điều chỉnh hoặc Thay thế bị sai đã được cấp mã thì không được hủy để lập hóa đơn mới.
  • Nếu đã lựa chọn phương thức Điều chỉnh thì phải TIẾP TỤC Điều chỉnh, đã Thay thế thì phải tiếp tục Thay thế đến khi nào đúng thì dừng

2. HỎI: Tôi đã làm hóa đơn Điều chỉnh lần 1 nhưng bị sai, vậy lần 2 tôi có thể chuyển đổi sang làm hóa đơn Thay thế được không? 

(Câu hỏi từ Chị Nguyễn Hoa – Kế toán nội bộ – Hà Nội)


TRẢ LỜI:

  • Không được hủy hóa đơn điều chỉnh/thay thế để lập hóa đơn mới 
  • Không được chuyển phương thức đang lập hóa đơn Điều chỉnh chuyển sang lập hóa đơn Thay thế (và ngược lại)
  • Nếu đã lựa chọn phương thức Điều chỉnh thì phải TIẾP TỤC Điều chỉnh, đã Thay thế thì phải tiếp tục Thay thế đến khi nào đúng thì dừng

(Căn cứ theo Công văn số 1647/TCT-CS ngày 10/05/2023)

3. HỎI: Hóa đơn Điều chỉnh lần 2 ghi điều chỉnh cho hóa đơn gốc hay ghi điều chỉnh cho hóa đơn điều chỉnh lần 1?

(Câu hỏi từ Chị Phạm Loan – Kế toán nội bộ – Đồng Nai)


TRẢ LỜI:

Hóa đơn điều chỉnh lần 2 (hay các lần sau đó) vẫn là làm điều chỉnh cho hóa đơn gốc.

(Căn cứ theo Công văn số 1647/TCT-CS ngày 10/05/2023)

4. HỎI: Đối với hóa đơn giảm giá (giảm % doanh thu của 1 kỳ ), cuối kỳ viết 1 hóa đơn riêng thì hóa đơn thể hiện số âm hay dương? Dữ liệu thể hiện trong hóa đơn trên trang hoadondientu là số âm hay số dương?


TRẢ LỜI:

=> Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng.

Theo quy định pháp luật về hóa đơn, đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.

5. HỎI: Với trường hợp sai sót “Sai MST; Số tiền; Tiền thuế, thuế suất; đơn vị tính; hàng hóa sai quy cách, chất lượng…” và hóa đơn đã gửi người mua thì lúc nào chọn phương án xuất hóa đơn THAY THẾ, lúc nào thì chọn phương án ĐIỀU CHỈNH?


TRẢ LỜI:

Để thuận tiện cho cả 02 bên, khi phát hiện có sai sót kể trên, bên bán và bên mua nên thỏa thuận với nhau về cách xử lý:

  • Trường hợp nếu phát hiện hóa đơn bị sai trong cùng kỳ kê khai và 2 bên chưa kê khai thuế > Ưu tiên lập hóa đơn THAY THẾ cho hóa đơn bị sai.
  • Nếu người mua đã kê khai hóa đơn có sai sót đó > Ưu tiên lập hóa đơn ĐIỀU CHỈNH cho hóa đơn bị sai.


MISA meInvoice – Phần mềm hóa đơn điện tử được tin dùng hàng đầu hiện nay.
+180.000 khách hàng đã sử dụng MISA meInvoice

6. HỎI: Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ đã lập (đã gửi đến CQT cấp mã hoặc đã gửi dữ liệu đến CQT) có sai sót thì xử lý như thế nào?


TRẢ LỜI:

Xử lý sai sót như theo nguyên tắc quy định tại Điều 19 Nghị định số 123/2020 (Xử lý giống như các trường hợp hóa đơn điện tử có sai sót trong bài hướng dẫn NÀY)

(Theo công văn số 1647/TCT-CS 2023 ngày 10/05/2023 về hóa đơn điện tử do TCT gửi Cục thuế Bắc Ninh).

7. HỎI: Một hóa đơn sai được phép điều chỉnh tối đa bao nhiêu lần?


TRẢ LỜI:

Cơ quan thuế không quy định về việc 1 hóa đơn sai được điều chỉnh tối đa bao nhiêu lần. Việc điều chỉnh hóa đơn chỉ khi hóa đơn đã lập có sai sót và là việc của doanh nghiệp

8. HỎI: Công ty tôi lập hóa đơn điện tử, đã gửi cho người mua, sau đó phát hiện có sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn (đơn giá hàng hóa) và đã lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn bị sai thì có cần gửi TBSS mẫu 04/SS-HĐĐT tới CQT không?

(Công ty TNHH Join Logix Việt Nam gửi câu hỏi tới CQT)


TRẢ LỜI:

Công văn 40217/CTHN-TTHT ban hành ngày 16/8/2022 Cục thuế Hà Nội trả lời cho câu hỏi của Công ty TNHH Join Logix Việt Nam như sau:

Trường hợp Công ty sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, có thực hiện lập hóa đơn điện tử, đã gửi cho người mua, sau đó phát hiện có sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn (đơn giá hàng hóa, dịch vụ) và lựa chọn lập hóa đơn điện tử điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót; hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mu số… ký hiệu… ngày… tháng… năm” theo hướng dẫn tại điểm b1 Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì không phải gửi Mu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP đến cơ quan thuế.

Nguồn: Thư viện pháp luật.

Xem thêm:

9. HỎI: Cơ quan thuế phản hồi về kết quả tiếp nhận và xử lý thông báo hóa đơn sai sót của bên bán gửi trong bao lâu?


TRẢ LỜI:

Căn cứ tại Khoản 3, Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP: “Trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan thuế thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-HĐSS…

10. HỎI: Cách gửi mẫu Mẫu 04/SS-HĐĐT cho cơ quan thuế khi cần xử lý sai sót Hóa đơn và hủy hóa đơn điện tử?


TRẢ LỜI:

Nếu đang sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice, Quý doanh nghiệp có thể thao tác gửi vô cùng nhanh chóng và dễ dàng ngay trên phần mềm.

Ngoài ra, anh/chị có thể tải Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại đây.

11. HỎI: Hoá đơn thay thế thì kê khai tại kỳ phát hành hoá đơn thay thế hay là kì hoá đơn gốc?


TRẢ LỜI:

Đối với các hóa đơn điện tử đã lập mới thay thế cho các hóa đơn có sai sót, doanh nghiệp kê khai tại kỳ lập hóa đơn. 

[Update]

Blog MISA meInvoice sẽ tiếp tục update các câu hỏi, thắc mắc của Kế toán về nghiệp vụ xử lý hóa đơn điện tử có sai sót và tổng hợp các câu trả lời tương ứng để gửi tới Anh/Chị. Quý Anh/Chị có thể gửi lại vướng mắc của mình cho MISA tại đây:

Bạn đã sẵn sàng để lại câu hỏi, vướng mắc về các chủ đề: Kế toán – Hóa đơn dành cho MISA?