Home Kiến thức Đơn vị tiền tệ trên hóa đơn điện tử thay đổi thế...

Đơn vị tiền tệ trên hóa đơn điện tử thay đổi thế nào khi áp dụng Thông tư 68/2019/TT-BTC?

4986
đơn vị tiền tệ trên hóa đơn điện tử

Thông tư 68/2019/TT-BTC chính thức ban hành ngày 14/11/2019 đã giúp kế toán, doanh nghiệp rõ ràng hơn trong việc sử dụng và quản lý hóa đơn điện tử. Bên cạnh việc làm rõ một số quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì Thông tư 68 còn bổ sung một số quy định mới về nội dung trên hóa đơn điện tử. Một trong những bổ sung đáng chú ý là quy định về đơn vị tiền tệ trên hoá đơn với một số đơn vị đặc thù sử dụng ngoại tệ.

>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử
>> 5 Điểm mới đáng chú ý nhất tại Thông tư 68/2019/TT-BTC
>> Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử đáp ứng Thông tư 68/2019/TT-BTC?

1. Quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán

Tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư 133 /2016/TT-BTC có quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán như sau:

Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

 

đơn vị tiền tệ trên hóa đơn

Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Trường hợp doanh nghiệp có  nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ thì phải đồng thời theo dõi nguyên tệ và quy đổi ra Đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán trừ trường hợp pháp Luật có quy định khác; đối với ngoại tệ khác có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì  quy đổi thông qua một loại ngoại tệ khác có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam và ngoại tệ cần quy đổi.

Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI nhất về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!

tài liệu hóa đơn điện tử

2. Đơn vị tiền tệ trên hóa đơn điện tử theo Thông tư 68/2019/TT-BTC

Theo Điểm c, Khoản 2, Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC, việc thể hiện đơn vị tiền tệ được Bộ Tài Chính quy định cụ thể như sau: đồng tiền ghi trên hóa đơn là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”.

Trong một số trường hợp đơn vị sử dụng ngoại tệ trong giao dịch mua bán hàng hoá thì:

  • Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối, thì đơn giá, thành tiền, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ. Người bán đồng thời thể hiện trên hóa đơn tỷ giá nguyên tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá theo quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Mã ký hiệu ngoại tệ theo tiêu chuẩn quốc tế (ví dụ: 13.800,25 USD – Mười ba nghìn tám trăm đô la Mỹ và hai mươi nhăm xu, ví dụ: 5.000 EUR – Năm nghìn euro).
  • Trường hợp bán hàng hóa phát sinh bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật về ngoại hối và được nộp thuế bằng ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán thể hiện trên hóa đơn thể hiện theo nguyên tệ, không phải quy đổi ra đồng Việt Nam.

quy định về đơn vị tiền tệ

Bên cạnh đó, Điểm d.3, Khoản 1, Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC cũng quy định như sau:

  • Thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả-rập, trừ trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì được phép thể hiện theo nguyên tệ.
  • Tổng số tiền thanh toán trên hóa đơn được thể hiện bằng đồng Việt Nam theo chữ số Ả rập và bằng chữ tiếng Việt, trừ trường hợp bán hàng thu ngoại tệ không phải chuyển đổi ra đồng Việt Nam thì tổng số tiền thanh toán thể hiện bằng nguyên tệ và bằng chữ tiếng nước ngoài.

Thông tư 68/2019/TT-BTC đã chính thức có hiệu lực từ 14/11/2019. So với những quy định trước đây thì Thông tư 68 đã bổ sung thêm trường hợp cho phép các đơn vị đặc thù bán hàng và nộp thuế bằng ngoại tệ được phép lập hoá đơn bằng ngoại tệ mà không cần sử dụng tỉ giá Việt Nam đồng. Việc điều chỉnh đơn vị tiền tệ trên hóa đơn điện tử này là cần thiết và sát với thực tế giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn việc khởi tạo hóa đơn điện tử.

Khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ về quy định hóa đơn điện tử hoặc dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc đăng ký:

Dùng thử hóa đơn điện tử>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> 
Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử
>> 
Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
>> 
Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng