Home Kiến thức Sớm hoàn thành mục tiêu “phủ sóng” hóa đơn điện tử

Sớm hoàn thành mục tiêu “phủ sóng” hóa đơn điện tử

1015
Hướng dẫn lập và xuất hóa đơn điện t

Hơn 4 tháng kể từ khi Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa cung cấp dịch vụ có hiệu lực, thông tin về HĐĐT đã “len lỏi” khắp các ngóc ngách phố phường, đến từng hộ kinh doanh và doanh nghiệp.

Có phấn khởi, có e ngại, nhưng tựu trung, với những lợi ích mà nó mang lại, mục tiêu “phủ sóng” HĐĐT đến năm 2020 của Chính phủ có thể sẽ sớm hoàn thành.

1. Phần lớn Doanh nghiệp ủng hộ sử dụng hóa đơn điện tử

Tại Nghị quyết 01/NQ-CP, bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn trong năm 2019.

Thực tế, hiện hầu hết các địa phương đều đã có doanh nghiệp sử dụng HĐĐT, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… Qua khảo sát, với nhóm doanh nghiệp đã sử dụng hoá đơn, đa số đều ghi nhận những tiện ích ưu việt của HĐĐT đối với hoạt động của doanh nghiệp.

Phần lớn Doanh nghiệp ủng hộ sử dụng hóa đơn điện tử

Đơn cử như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có số lượng hóa đơn trung bình sử dụng mỗi tháng là 23,6 triệu, tương đương khoảng 283 triệu hóa đơn/năm. Chi phí hóa đơn tự in (chưa tính phần quản lý, lưu kho) khoảng 420 đồng/hóa đơn.

Trong khi đó, chi phí HĐĐT (đã tính chi phí quản lý, lưu trữ) chỉ khoảng 292 đồng/hóa đơn. So sánh như vậy để thấy rằng, với việc sử dụng HĐĐT, EVN tiết kiệm được gần 130 đồng/hóa đơn so với hóa đơn giấy và giúp EVN tiết kiệm được chi phí hơn 3 tỷ đồng/tháng, khoảng 36 tỷ đồng/năm.

Theo ông Đặng Hồng Thái, Giám đốc Công ty kết cấu thép Vsteel: “Mọi chủ trương của Chính phủ ban hành ra đều có mục đích nhất định và tác động tốt tới môi trường kinh doanh. Với HĐĐT, ngay từ khi có thông tin, chúng tôi đã nghe ngóng, tìm hiểu và chắc chắn sẽ áp dụng trong thời gian sớm nhất”.

Kế toán trưởng của doanh nghiệp này cũng chia sẻ, được sự chỉ đạo của ban giám đốc, bộ phận kế toán đã tìm hiểu thông tin trên mạng, cơ quan Thuế và cả những doanh nghiệp bạn đã sử dụng. Theo đánh giá, việc sử dụng HĐĐT khá đơn giản, không quá phức tạp và gây khó khăn nhiều cho doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp sẽ thiệt thòi lớn nếu vẫn cố sử dụng hóa đơn giấy còn tồn

Doanh nghiệp thiệt thòi nếu vẫn cố dùng hóa đơn giấy

Hiện nhiều doanh nghiệp chia sẻ rằng, sau khi sử dụng hết số hóa đơn giấy còn lại, doanh nghiệp sẽ chuyển sang dùng HĐĐT. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp sẽ thiệt thòi lớn nếu vẫn cố sử dụng số hóa đơn giấy còn lại thay vì HĐĐT. Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc giao dịch hóa đơn, bảo quản hóa đơn cũng như việc nộp thuế.

Các chuyên gia khuyến nghị, khi HĐĐT trở thành xu hướng thống trị, không chờ đến thời gian “bắt buộc phải sử dụng”, các doanh nghiệp lớn nhỏ nên chuyển từ hóa đơn giấy sang HĐĐT. Mọi phương thức hoạt động, quy trình cần được bắt nhịp để phù hợp và quen dần.

Theo Tổng cục Thuế, Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định rất rõ, tất cả các đối tượng phải chuyển sang sử dụng HĐĐT từ ngày 1/11/2018 đến 1/11/2020. Để đảm bảo lộ trình trên, những doanh nghiệp đã thực hiện kê khai, nộp thuế điện tử nên sớm triển khai áp dụng hình thức HĐĐT để tránh được những rủi ro sau này khi triển khai đồng loạt mà doanh nghiệp chưa ký được hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Hộ kinh doanh không né tránh sử dụng hóa đơn điện tử

Theo chia sẻ của một cán bộ Thuế, khi tiếp xúc với hộ kinh doanh, trong thời gian vừa qua, câu hỏi nhận được nhiều nhất đó là: “Dùng như thế nào? Có khó không? Có tốn kém không? Ảnh hưởng gì tới công việc kinh doanh?”.

Tuy nhiên, theo quy định, hộ kinh doanh có thể áp dụng 2 loại HĐĐT.

  • Loại thứ nhất là những hộ lớn có đủ điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, họ tự khởi tạo HĐĐT (HĐĐT thông thường).
  • Nhóm khác là các hộ nhỏ, không có đủ điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin nhưng vẫn có thể sử dụng HĐĐT bằng cách đến cơ quan thuế để nhờ cơ quan thuế khởi tạo HĐĐT cấp cho hộ kinh doanh (HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế). 

Bà Tạ Thị Phương Lan, Phó vụ trưởng Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân

Bà Tạ Thị Phương Lan – Phó vụ trưởng Vụ quản lý thuế Thu nhập cá nhân

Hơn nữa, theo bà Tạ Thị Phương Lan – Phó vụ trưởng Vụ quản lý thuế Thu nhập cá nhân, Tổng cục Thuế, Nghị định 119/2018/NĐ-CP tập trung vào nhóm hộ lớn, chiếm khoảng 7 – 10% tổng số hộ kinh doanh đang hoạt động hiện nay (khoảng 1,7 triệu hộ).

Nhóm hộ lớn này bắt buộc phải sử dụng HĐĐT, sử dụng sổ sách kế toán, nộp thuế theo kê khai và không áp dụng thuế khoán như các hộ kinh doanh nhỏ. Với quy định như vậy, các hộ lớn đã được đối xử như doanh nghiệp. Còn các hộ nhỏ hơn không nên quá lo lắng.

Hóa đơn điện tử dần thay thế hoàn toàn cho hóa đơn giấy, mục tiêu phủ sóng hóa đơn điện tử sớm được hoàn thành. Do vậy, Doanh nghiệp cần chủ động chuyển đổi sớm để tiết kiệm chi phí  và làm quen với hóa đơn điện tử.

Tặng 500 hóa đơn điện tử

Mọi chi tiết về phần mềm MEINVOICE.VN cũng như tư vấn triển khai xin vui lòng liên hệ:
Trung tâm tư vấn và hỗ trợ MEINVOICE.VN:
Điện thoại                                        : 090 488 5833
Nhận 500 hóa đơn điện tử MIỄN PHÍ   : TẠI ĐÂY
Website                                            : https://www.meinvoice.vn/