Sáng 23/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Ủy ban quốc gia về CPĐT với các Ban Chỉ đạo xây dựng CPĐT, chính quyền điện tử bộ, ngành, địa phương.Tại hội nghị, đại diện Bộ Tài chính đã có những báo cáo sơ bộ về việc triển khai hóa đơn điện tử nửa đầu năm 2019.
>> Chuyển đổi sang hóa đơn điện tử sớm: Việc hôm nay chớ để ngày mai
>> Doanh nghiệp nhiều địa phương đồng loạt sử dụng hóa đơn điện tử
1. Nội dung hội nghị trực tuyến về việc triển khai hóa đơn điện tử
Đại diện Bộ Tài Chính cho biết, tình hình triển khai hóa đơn điện tử đang được mở rộng và và diễn ra đồng loạt tại nhiều địa phương trên cả nước. Nhiều doanh nghiệp lớn đã sẵn sàng tiên phong, đi đầu trong áp dụng hóa đơn điện tử và bước đầu thu được những kết quả khả quan. Các doanh nghiệp này chia sẻ việc áp dụng hóa đơn điện tử đã giúp họ tiết kiệm được nhiều loại chi phí như in ấn, chuyển phát nhanh, lưu trữ. Đồng thời, hóa đơn điện tử còn giúp doanh nghiệp cải tiến quy trình kinh doanh và thúc đẩy quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng hơn trước gấp 3 lần.
Cũng theo thống kê từ Bộ Tài Chính, tính đến ngày 20/6/2019, có 7.991.267 hóa đơn được xác thực, số doanh thu trên gần 8 triệu hóa đơn là hơn 100.000 tỷ đồng, số thuế trên hóa đơn là 7.776 tỷ đồng.
Để thực hiện mục tiêu “Mở rộng áp dụng hóa đơn điện tử, cơ bản hoàn thành trong năm 2019 ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn” Tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, các địa phương trên cả nước, đặc biệt là 2 thành phố “đầu tàu” của cả nước là Hà Nội và Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ thiết thực đối với các doanh nghiệp trên địa bàn.
Bộ Tài chính cho biết Bộ cùng với các chuyên gia hàng đầu của các hãng công nghệ đang nghiên cứu giải pháp, xây dựng mô hình triển khai hệ thống hóa đơn điện tử đáp ứng việc tiếp nhận, xử lý, tra cứu hóa đơn của số lượng lớn người dùng. Trong đó, số lượng hóa đơn tiếp nhận mỗi năm trên 8 tỷ hóa đơn (với khoảng 10% số lượng hóa đơn cần tiếp nhận theo thời gian thực và phải phản hồi ngay lập tức), thời gian lưu trữ 10 năm.
Cũng tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: trong nửa cuối năm nay, Bộ Tài chính và các Bộ, cơ quan, địa phương cần tăng cường công tác quản lý thuế, mở rộng áp dụng hóa đơn điện tử để hoàn thành mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ.
2. MISA đồng hành cùng các cơ quan thuế sẵn sàng hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp triển khai hóa đơn điện tử
MISA là đơn vị hàng đầu cung cấp hóa phần mềm đơn điện tử MISA meInvoice cho mọi doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân kinh doanh trên cả nước.
Phần mềm hóa đơn điện tử của MISA đã được Tổng cục Thuế chứng thực và được nhiều cơ quan thuế khuyến khích sử dụng.
Để đảm bảo việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử được diễn ra theo đúng lộ trình Chính phủ đề ra tại nghị định 119/2018/NĐ-CP, MISA đã tích cực phối hợp với các cục thuế và chi cục thuế nhiều địa phương tổ chức hội thảo tuyên truyền, phổ biến lợi ích, yêu cầu và nội dung triển khai hóa đơn điện tử và giới thiệu những dịch vụ, tiện ích khi sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử.
Đồng thời, MISA đã lên chương trình hỗ trợ chi phí triển khai lên tới 50% bao gồm: thiết kế mẫu hóa đơn điện tử và thực hiện các thủ tục thông báo phát hành hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.
Ngoài ra, MISA luôn sẵn sàng tạo điều kiện để kế toán và doanh nghiệp trải nghiệm dùng thử miễn phí phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice để làm quen và chủ động hơn trong việc sử dụng hóa đơn điện tử.
Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:
Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI nhất về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!
>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử
>> Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng