Home Kiến thức Hướng dẫn hạch toán khấu hao tài sản cố định khi mua...

Hướng dẫn hạch toán khấu hao tài sản cố định khi mua TSCĐ

20600
cách hạch toán khấu hao tài sản cố định

Cách hạch toán khấu hao khi mua tài sản cố định như thế nào? Để giúp bạn làm rõ vấn đề này, MISA MeInvoice xin chia sẻ các thông tin liên quan đến hạch toán khấu hao tài sản cố định.

Lưu ý: Trước khi tìm hiểu về cách hạch toán khấu hao tài sản cố định, bạn có thể tìm hiểu trước về những thông tin chi tiết của tài sản cố định trong bài viết xem thêm

Xem thêm: [Cập nhật] TSCĐ là gì? Phân loại các loại tài sản cố định

1. Khấu hao tài sản cố định là gì?

cách hạch toán khấu hao tài sản cố định

Khấu hao tài sản cố định là việc định giá và phân bổ giá trị của tài sản một cách có hệ thống do có sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng.

Khấu hao tài sản cố định là khoản khấu hao được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng tài sản đó. Hiểu hơn về khấu hao tài sản cố định là có liên quan đến việc hao mòn tài sản, là sự giảm dần về giá trị hoặc giá trị sử dụng do được sử dụng hay tham gia vào quá trình sản xuất có thể là do hao mòn từ tác động của tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.

2. Cách hạch toán khấu hao khi mua tài sản cố định

2.1 Hạch toán khấu hao khi mua tài sản cố định không phải lắp đặt, chạy thử

Nếu mua tài sản mà không phải lắp đặt, chạy thử, đầu tư,… (không phát sinh các chi phí khác) sử dụng được ngay thì hạch toán:

  • Nợ TK 211 : (Nguyên giá không bao gồm thuế GTGT)
  • Nợ TK 1332 : Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 1121 / TK 331 :

– Trường hợp mua sắm tài sản cố định hữu hình được nhận kèm thiết bị phụ tùng thay thế, ghi:

  • Nợ TK 211 : Tài sản cố định hữu hình
  • Nợ TK 153 : Công cụ, dụng cụ (1534) (thiết bị, phụ tùng thay thế)
  • Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
  • Có các TK 111, 112, 331…

– Trường hợp mua tài sản cố định hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

Khi mua tài sản cố định hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho sản xuất kinh doanh, ghi là:

  • Nợ TK 211 : Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá – ghi theo giá mua trả tiền ngay)
  • Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)
  • Nợ TK 242 : Chi phí trả trước [(Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ giá mua trả tiền ngay và thuế GTGT (nếu có)]
  • Có các TK 111, 112, 331.

Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:

  • Nợ TK 331 : Phải trả cho người bán
  • Có các TK 111, 112 (số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).

Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:

  • Nợ TK 635 : Chi phí tài chính
  • Có TK 242 : Chi phí trả trước.

– Trường hợp được tài trợ, biếu, tặng tài sản cố định hữu hình đưa vào sử dụng ngay cho sản xuất kinh doanh, ghi:

  • Nợ TK 211 : Tài sản cố định hữu hình
  • Có TK 711 : Thu nhập khác.

Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến tài sản cố định hữu hình được tài trợ, biếu, tặng tính vào nguyên giá, ghi:

  • Nợ TK 211 : Tài sản cố định hữu hình
  • Có các TK 111, 112, 331,…

– Trường hợp mua Tài sản cố định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ghi:

  • Nợ TK 211 : Tài sản cố định hữu hình (nguyên giá – chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc)
  • Nợ TK 213 : Tài sản cố định vô hình (nguyên giá – chi tiết quyền sử dụng đất)
  • Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
  • Có các TK 111, 112, 331,…

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

2.2 Hạch toán khấu hao khi mua tài sản cố định PHẢI lắp đặt, chạy thử

cách hạch toán khấu hao tài sản cố định

Nếu mua tài sản mà phải qua lắp đặt, chạy thử, trang bị thêm… trước khi đưa vào sử dụng (không sử dụng được ngay) thì hạch toán như sau:

  • Nợ TK 241 : Mua sắm tài sản cố định
  • Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 112, 331

Khi có biên bản bàn giao, nghiệm thu:

  • Nợ TK 211 : Tải sản cố định
  • Có TK 241

2.3 Hạch toán trong trường hợp nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng tài sản cố định:

  • Nợ TK 211 : Tài sản cố định hữu hình
  • Có TK 411 : Nguồn vốn kinh doanh

Chú ý:

Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà tài sản cố định tăng hoặc giảm. Doanh nghiệp thực hiện hạch toán tăng, giảm tài sản cố định theo quy định hiện hành về chế độ kế toán doanh nghiệp.

Như vậy:

– Ngày ghi tăng tài sản cố định cũng là ngày bắt đầu trích khấu hao tài sản cố định (Tức là nếu bạn hạch toán vào TK 211 ngày nào thì sẽ bắt đầu trích khấu hao ngày đó).

– Ngày ghi giảm tài sản cố định cũng là ngày thôi trích khấu tài sản cố định.

Tạm kết

Trên đây là các thông tin liên quan đến cách tính khấu hao tài sản cố định khi mua TSCĐ. Bên cạnh đó, để giúp kế toán tổng hợp, kế toán trưởng theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn một cách nhanh chóng, chính xác thông qua các báo cáo, biểu đồ trực quan, MISA tiên phong ra mắt Phần mềm hóa đơn điện tử MeInvoice.

MeInvoice đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC và có thể kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, giúp quá trình thông báo phát hành hóa đơn của khách hàng diễn ra nhanh chóng, tiện lợi hơn và tăng độ tin cậy, tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây: